Nếu được chứng kiến cái chết của cô bé bán diêm trong truyện cùng tên của An-đéc-xen, em sẽ ghi lại cảnh dó như thế nào?

Đề bài: Nếu được chứng kiến cái chết của cô bé bán diêm trong truyện cùng tên của An-đéc-xen, em sẽ ghi lại cảnh dó như thế nào?

BÀI LÀM

Vào một buổi tối mùa thu, tại một khu phố thuộc thành phố Cô-pen-ha-gen- Đan Mạch.

-Chú ơi, mua hộ cháu bao diêm!

Một tiếng nói khàn khàn, mệt mỏi chợt vọng đến tai An-đéc-xen. Đằng kia, trước mặt chàng hơn mười bước là một người đang ngồi co ro trên thềm của một ngôi nhà cao ráo. Ánh sáng đèn từ trong nhà chiếu ra cho chàng thấy đó chỉ là một đứa bé con. Hẳn nó đã phát ra những lời vừa rồi.

co be ban diem
cô bé bán diêm của An-đéc-xen

-Tối lắm rồi sao cháu còn chưa về nhà ngủ?

An-đéc-xen bước đến, ái ngại. Đấy là một cô bé khoảng hơn 10 tuổi, run rẩy trong bộ quần áo vá víu bẩn thỉu. Vai áo rách để lộ đôi vai gầy còm. Nhìn gương mặt hô’c hác của nó, có thể đoán nó đang chịu cảnh thiếu ăn, thiếu uống từ lâu.

-Chú ơi, mua hộ cháu bao diêm! — Tay cầm bao diêm, cô bé chỉ vào chiếc túi con căng phồng bên cạnh, khẩn nài – Cả ngày cháu chẳng bán được gì, cũng chẳng ai bô’ thí cho cháu đồng nào.

Cô bé rơm rớm nước mắt. Thân hình tiều tụy ôm yếu của em run lên khi gió lạnh thổi qua.

-Thế sao? — An-đéc-xen động lòng.

Chàng khẽ vuốt mái tóc dài xoăn thành từng búp trên lưng cô bé.

-Gia đình cháu đâu cả rồi? Không ai lo cho cháu sao?

Cô bé buồn bã lắc đầu. Em bùi ngùi kể lại những năm xưa khi còn sống trong ngôi nhà xinh đẹp với những dây trường xuân leo quanh. Từ khi bà em qua đời, gia sản lụn bại, gia đình em phải lìa bỏ mái nhà thân yêu đó để chui rúc trong một xó xỉnh lụp sụp, tối tăm.

-Không có tiền cháu đâu dám về nhà vì bố sẽ đánh chết thôi! – Cô bé nlủn An-đéc-xen, đôi mắt cầu khẩn.

Thực vậy, em có một người cha ác nghiệt. Hơn nữa về nhà cũng chẳng hơn gì. Hai cha con sống với nhau trên một gác xép tồi tàn, gió rét vẫn lùa vào được dù đã bít kín những lỗ thủng trên vách. Lúc này, đôi chân cô bé đã lạnh cóng, em mang đôi giày vải mòn cũ do mẹ em để lại.

-Cháu đừng lo! – An-đéc-xen cho tay vào túi lấy ra một số tiền đặt vào bàn tay bé bỏng của em. — Còn bấy nhiêu chú cho cháu cả. Cháu về nhà mau kẻo chết cóng mất.

-Ôi, lạy chúa! — vẻ đầy mừng rỡ, cô bé hôn tíu tít lên tay chàng – Từ ngày bà cháu mất đi, chú là người thương cháu nhất trên đời này. Với món tiền này, bố con cháu sẽ được nhiều bữa no. Nhưng… – Cô bé bỗng đăm chiêu.. – Nếu chú cho cháu hết thì tiền đâu chú sống, hở chú?

-Sao cháu khéo lo thế? – Chàng mỉm cười, nụ cười đầy hiền dịu – Chú sẽ còn cho cháu nhiều thứ nữa. Chú sắp đi xa, đầu năm tới mới trở lại nơi này, khi ấy chú sẽ tặng cháu một món quà đặc biệt.

-Ồ, thích quá! Còn cháu, cháu cũng sẽ tặng chú một món quà. Mà chú tên gì nhỉ?

-Chú là An-đéc-xen – Chàng âu yếm nắm đôi vai gầy của cô bé – Có bao giờ cháu nghe đến tên ấy chưa?

-Tên chú nghe quen lắm – Cô bé nhìn đăm đăm gương mặt trầm tư có chiếc mũi khoằm của chàng.

-Chú có phải là thợ mộc không?

-Không phải! — An-đéc-xen mỉm cười lắc đầu.

-Thợ may?

-Cũng không.

-Hay chú là bác sĩ?

-Ô, không phải đâu. Thế này này…

Chàng đưa ngón tay trỏ viết viết vào không khí, vẻ hơi đùa cợt.

-A! Cô bé reo lên — Cháu hiểu rồi, chú làm nghề bán bút.

An-đéc-xen chỉ tủm tĩm cười. Chàng thấy yêu cô bé quá. Em khiến chàng, một nhà văn thề suốt đời gắn bó với tuổi thơ, nhớ đến thời thơ ấu của mình và thành phố Ô-đen-sơ cổ kính, nơi tuổi thơ của chàng êm ả trôi qua. Là con một trong một gia đình nên dù cha chỉ là một bác thợ giày nghèo, cậu bé An-đéc-xen hầu như chẳng phải mó tay đến bất cứ một việc gì ngoài mỗi việc là mơ mộng liên miên. Cậu bé lắm khi chỉ thích bầu bạn với chiếc cối xay già nua đứng run rẩy trên bờ sông hiền lành của thành phố quê hương…

Sau đó An-đéc-xen đi du lịch đâu đó… và chàng đã quên luôn lời hứa với cô bé bán diêm. Khi về thăm lại khu phố năm nào, chàng tự trách mình đã quá mải mê với chuyên viễn du đến nỗi quên khuấy đi lời hứa với cô bé bất hạnh mà giờ này hẳn đang lang thang đâu đó với chiếc túi đựng đầy diêm. Phải mua ngay cho em một chiếc áo len, một chiếc áo lông cừu dày và thật ấm để em qua được cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông…

Và An-đéc-xen, sau những lần dò hỏi tin tức của em bé bán diêm, được ông chủ hiệu quần áo cho biết:

-Con bé chết rồi còn đâu. Ngày đầu năm ngoái người ta nhìn thấy em bé chết cóng tự lúc nào ở một góc đường giữa hai ngôi nhà. Cái chết cứng đờ của nó

ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm. Có điều lạ là hai má nó vẫn hồng và miệng nó như đang mỉm cười. À này, — ông ta tiếp tục trước khuôn mặt chết lặng của An-đéc-xen – khi mang xác nó đi người ta thấy trong túi nó rơi ra vật gì giống như một chiếc quản bút làm bằng những bao diêm. Hẳn nó để dành tặng ai, vì trên chiếc quản bút có ghi dòng chữ: tặng chú An-đéc-xen.

An-đéc-xen quên khuấy món quà ông định tặng cho cô bé bán diêm. Nhưng cô bé, cô bé vẫn nhớ tới lời hứa của mình với vị khách tốt bụng của buổi tối mùa thu. Hơn nửa thế kỉ qua, hàng triệu con người trên

Trái Đất đã nghe tim mình thổn thức mỗi khi đọc câu chuyện về cô bé đáng thương của văn hào Đan Mạch. Phải chăng An-đéc-xen đã viết câu chuyện ấy như một món quà dể tặng hương hồn cô bé bán diêm?

Bài liên quan

Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 8

Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 8

Học Tốt Ngữ Văn xin giới thiệu với bạn đọc bộ những bài văn mẫu…
Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp

Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp

Đề bài: Phân tích – Bình luận đoạn trích Bàn luận về phép học (trích…
Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích – Bình luận bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ…
Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải

Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải

Đề bài: Phân tích – Bình luận bài thơ Hai chữ nước nhà của Á…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *