Soạn bài hành động nói lớp 8

Soạn bài hành động nói

I.Hành động nói là gì ?

1.Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích để dọa Thạch Sanh để chàng trốn đi vì ngỡ mình đã giết chết con trăn vua nuôi, e tính mạng sẽ gặp nguy. Câu ‘Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết’ thể hiện rõ nhất mục đích ấy.

2.Lí Thông đạt được mục đích. Chi tiết Thạch Sanh tin và vội vã từ giã mẹ con Lí Thông thể hiện rõ điều đó.

3.Lí Thông đạt được mục đích của mình bằng phương tiện lời nói.

4.Việc làm của Lí Thông là một hành động. Vì hành động đó được thực hiện bằng lời nói mà đích của nó là dọa Thạch Sanh được thực hiện bằng lời cho chàng trốn đi vì ngỡ mình đã giết trăn của vua, từ đó Lí Thông dễ bề tâng công lên vua.

II.Một số kiểu hành động nói thường gặp.

1.

– Câu ‘Con trăn ấy … đã lâu’ nhằm mục đích thông báo.

– Câu ‘Thôi … trốn ngay đi’ nhằm mục đích cầu khiến.

– Câu ‘Có … lo liệu’ nhằm mục đích hứa hẹn.

2.

– Hành động hỏi và mục đích để hỏi : ‘Vậy … ở đâu ?’

– Hành động trình bày và mục đích thông báo ‘Con sẽ … Đoài’.

– Hành động hỏi và mục đích là van xin ‘U nhất định … u ? U không … u ?’.

– Hành động bộc lộ cảm xúc và mục đích là để than ‘Khốn nạn … này ! Trời ơi … !’.

3. Qua phân tích hai đoạn trích ở mục I và II, có những kiểu hành động nói : hỏi, trình bày, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc, cầu khiến, đe dọa…

III. Luyện tập.

1.Trần Quốc Tuấn viết ‘Hịch tướng sĩ’ nhằm kêu gọi tướng sĩ phải từ bỏ lối sống hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận nước mà vùng lên quyết chiến quyết thắng kẻ thù. Mục đích của hành động nói ở câu ‘Các ngươi ở cùng ta .. vui cười’ là kích động ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi tướng sĩ đối với lẽ vua tôi cùng như đối với tình cốt nhục mà cầm vũ khí diệt giặc.

2.

a.Hành động hỏi và mục đích thăm hỏi ‘Bác trai … chứ ?’

-Hành động trình bày và mục đích thông báo ‘Cảm ơn … như thường … Nhưng … lắm’.

-Hành động điều khiển và mục đích cầu khiến ‘Này … trốn’.

-Hành động trình bày và mục đích nêu ý kiến thuyết phục : ‘Chứ cứ nằm … khổ. Người ốm … hoàn hồn’.

-Hành động trình bày và mục đích tỏ sự đồng ý ‘Vàng … cụ’.

-Hành động trình bày và mục đích giải thích ‘Nhưng để … đã. Nhịn … còn gì’.

-Hành động điều khiển và mục đích khuyên, giục ‘Thế thì … đấy’.

b.

-Hành động nêu ý kiến và mục đích tỏ rõ Trời thuận ý người (câu 1).

-Hành động hứa hẹn và mục đích thề nguyền, tỏ sự quyết tâm (câu 2).

c.

-Hành động báo tin và mục đích tìm sự cảm thông giải tỏa day dứt ‘Cậu Vàng … ạ ! ‘Bán rồi ! … bắt xong !’.

-Hành động hỏi và mục đích muốn xác nhận một sự thật ‘Cụ bán rồi’.

-Hành động hỏi và mục đích tỏ ra ngạc nhiên ‘Thế … à ?’.

-Hành động bộc lộ cảm xúc và mục đích giãi bày sự day dứt, dày vò ‘Khốn nạn … ơi !’.

-Hành động kể và mục đích giải tỏa sự dằn vặt, đau đớn vì lừa một con chó.

3.

-‘Anh phải … nhau’ : hành động yêu cầu cam kết.

-‘Anh hứa đi’ : hành động đề nghị.

-‘Anh xin hứa’ : hành động hứa hẹn.

Bài liên quan

Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 8

Những Bài Văn Mẫu Hay Lớp 8

Học Tốt Ngữ Văn xin giới thiệu với bạn đọc bộ những bài văn mẫu…
Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp

Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp

Đề bài: Phân tích – Bình luận đoạn trích Bàn luận về phép học (trích…
Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích – Bình luận bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ…
Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải

Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải

Đề bài: Phân tích – Bình luận bài thơ Hai chữ nước nhà của Á…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *