Soạn bài Tức cảnh Pác Bó siêu ngắn nhất trang 28 SGK ngữ văn 8 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Bố cục: 2 phần
– Phần 1 (3 câu thơ đầu): Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác.
– Phần 2 (còn lại): Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng.
Nội dung chính: “Tức cảnh Pác Bó” là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn.
Trả lời câu 1 (trang 29 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
– Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
– Một số bài thơ cùng thể thơ:Cảnh Khuya, Nguyên Tiêu, Nam quốc sơn hà, Tĩnh dạ tứ, …
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 29 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Giọng điệu chung của bài thơ là giọng điệu tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa. Điều đó cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan, thoải mái với cuộc sống núi rừng hoang vu.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
– Giống nhau: Đều thể hiện niềm vui thú khi được sống với rừng, với suối
– Khác nhau: “Thú lâm tuyền” của Nguyễn Trái ấy là cái “thú lâm tuyền” của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội, muốn “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống “an bần lạc đạo”. Ở Hồ Chí Minh, cái “thú lâm tuyền” vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông (Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng).
Hoctotnguvan.vn