Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm siêu ngắn nhất trang 71 SGK ngữ văn 7 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Phần I

NHU CẦU VỀ VĂN BIỂU CẢM

1. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm

– Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc :

+ Câu ca dao (1): nỗi khổ đau của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội.

+ Câu ca dao (2): niềm vui và lòng tự hào.

– Người ta thổ lộ tình cảm để mong nhận được sự đồng cảm, sẻ chia.

– Khi tình cảm, cảm xúc bị dồn nén không nói ra được người ta có nhu cầu làm văn biểu cảm.

– Thư từ gửi cho bạn bè thường hay bộc lộ tình cảm.

2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

a)

– Nội dung biểu đạt của:

+ Đoạn 1: nhớ bạn, nỗi nhớ gắn liền với những kỉ niệm.

+ Đoạn 2: tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.

– Nội dung ấy khác nội dung của văn bản tự sự và miêu tả ở chỗ: nó biểu lộ tình cảm, cảm xúc

b) Tán thành với ý kiến: tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn

c) Phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn:

– Đoạn 1: Phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc trực tiếp.

– Đoạn 2: Phương thức tự sự, miêu tả làm công cụ biểu đạt cảm xúc (gián tiếp).

Phần II

LUYỆN TẬP

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 73, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

– Đoạn 1: miêu tả hoa hải đường dưới góc độ sinh học.

– Đoạn 2: là đoạn văn biểu cảm vì:

+ Nhà văn bộc lộ sự yêu thích của mình với hoa hải đường.

+ Nhà văn sử dụng rất nhiều những liên tưởng, so sánh để thấy được hết vẻ đẹp của hoa hải đường: phơi phới như một lời chào hạnh phúc, trông dân dã như một cây chè đất đỏ,…

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

     Nội dung biểu cảm trong bài thơ “Sông núi nước Nam” “Phò giá về kinh”:

Sông núi nước Nam: khẳng định niềm tự hào về nền độc lập của dân tộc.

Phò giá về kinh: thể hiện khí thế chiến thắng hào hùng cùng khát vọng hòa bình lâu dài của dân tộc

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

    Một số bài văn biểu cảm (trữ tình) khác: “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài), “Lao xao” (Duy Khán), “Cây tre Việt Nam”  – (Thép Mới), …

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

     Đoạn văn xuôi biểu cảm:

Hoa sen

     Hoa sen có hai thứ: một thứ trắng, một thứ đỏ. Nhưng hoa trắng có phần thanh tân, khả ái hơn nhiều. Hoa nở về mùa hạ, sắc hoa không sặc sỡ, chỉ một màu thanh bạch mà đủ làm tôn cái vẻ đẹp của hoa lên khác thường.

     Lúc hoa còn búp thì hình tròn mà nhọn, trông như ngòi bút lông, viết đại tự của nhà nho ta; kịp đến lúc nở thì hoa mới thật đẹp biết bao! Cánh hoa trắng trắng nằm trên tấm lá xanh xanh, trên một cọng mong manh trong làn nước trong biêng biếc, ánh phản chiếu tận đáy hồ, he hé nở vừa thấy một cái nhị vàng lấm tấm.

     Thật là: Trong đầm gì đẹp bằng sen …

     Hoa sở dĩ quý là bởi tính chất đạm bạc, màu không sặc sỡ, chỉ lạt mà giữ bền, mùi không nồng nàn, chỉ thoang thoảng mà thơm lâu, và bởi cái phẩm cách thanh cao, thân sinh nơi ô trọc nhưng:

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

(Tạp chí Giáo khoa)

LHoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *