Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Soạn bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng siêu ngắn nhất trang 139 SGK ngữ văn 6 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

1.

Có thể chọn một trong năm đề đã cho ở bài trước, luyện tập kể chuyện tưởng tượng:

   “Kể chuyện mười năm sau em trở lại thăm ngôi trường hiện nay em đang học”.

a) Mở bài:

– Mười năm nữa là năm nào? Năm ấy em bao nhiêu tuổi? Em đi học hay đã đi làm?

– Em về thăm trường cũ vào dịp nào? (Khai giảng, Bế giảng, 20-11,…).

b) Thân bài:

– Tâm trạng trước khi về thăm: bồn chồn, lo lắng, sốt ruột.

– Cảnh trường lớp sau 10 năm xa cách có gì thay đổi:

   + Xây dựng thêm một dãy nhà ba tầng để phục vụ học tập, một sân bóng to và một căng tin.

   + Có hội trường to, rộng.

   + Thiết bị trong mỗi phòng học đều hiện đại.

– Gặp gỡ các thầy, cô giáo cũ, mới ra sao?

   + Thầy hiệu trưởng vẫn nghiêm khắc như vậy.

   + Các cô bộ môn giờ đã nhiều thay đổi.

   + Bác bảo vệ: đã thay bác mới

– Gặp gỡ bạn cũ: những kỉ niệm ngày xưa chợt ùa về, hỏi thăm các bạn về công việc hiện tại.

c) Kết bài:

– Phút chia tay lưu luyến, không muốn xa các thầy cô và các bạn.

– Cảm xúc của em khi về thăm trường lần này.

2.

Các đề bài bổ sung:

a) Mượn lời một đồ vật hay con vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó.

* Mở bài: Giới thiệu đồ vật em coi là người bạn thân (ví dụ: cây bút chì).

* Thân bài:

– Hoàn cảnh: Buổi đêm hôm đó, em giật mình tỉnh giấc vì nghe thấy rì rầm trò chuyện.

– Diễn biến:

   + Em nghe được câu chuyện bút chì kể với bút mực về ngày hôm nay em dẫn bút chì ra công viên vẽ.

   + Lại còn khen em ngoan và vâng lời cha mẹ: hay giúp mẹ việc nhà, chăm chỉ học bài,…

   + Kể em với bút chì rất thân thiết: hay dẫn đi chơi, hay làm những bộ quần áo đẹp (gọt bút chì, trang trí sắc màu bên ngoài bút).

   + Em nghe xong thấy vui sướng và thầm nghĩ mình sẽ tốt với bút chì hơn nữa.

* Kết bài: Cảm nghĩ của em với bút chì.

b) Thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em yêu thích.

* Mở bài: Giới thiệu cho mọi người biết em định đóng vai nhân vật nào để bộc lộ tâm tình. (VD: Thạch Sanh).

* Thân bài:

    Thạch Sanh ngồi một mình trong nhà ngẫm nghĩ:

– Ta là người hiền lành tốt bụng cớ sao lại kết bạn với một người như Lí Thông.

– Ngồi nhớ lại những việc tốt đã làm: cứu công chúa, cứu con vua Thủy Tề.

– Nhưng may thay, nhờ có cây đàn mà ta đã minh oan được cho mình và đuổi được 18 nước chư hầu.

* Kết bài: Thạch Sanh rút ra bài học và nghĩ về tương lai.

c) Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó:

   Đoạn kết mới cho “Cây bút thần”:

– Mã Lương sau khi vẽ biển, đánh chìm thuyền rồng, tiêu diệt cả triều đình và bè lũ của vua tham thì chàng lại vẽ ra một ngôi làng với những người nông dân lương thiện.

– Cuộc sống của Mã Lương êm đềm, hạnh phúc. Hàng ngày vẫn vẽ tranh và dạy trẻ con trong làng học vẽ.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Con Rồng cháu Tiên

Soạn bài Con Rồng cháu Tiên siêu ngắn nhất trang 5 SGK ngữ văn 6…

Bánh chưng, bánh giầy

Soạn bài Thánh Gióng siêu ngắn nhất trang 9 SGK ngữ văn 6 tập 1…

Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt

Soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt siêu ngắn nhất trang 13…

Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt siêu ngắn nhất trang…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *