Thạch Sanh

Soạn bài Thạch Sanh siêu ngắn nhất trang 61 SGK ngữ văn 6 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Câu 1

Bố cục: 3 đoạn

– Đoạn 1 (Từ đầu … đến “mọi phép thần thông”): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.

– Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “bị bắt hạ ngục”): Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh.

– Đoạn 3 (Còn lại): Phơi bày tội Lí Thông, Thạch Sanh cưới công chúa và dẹp yên quân lính chư hầu.

Nội dung chính: Truyện ngợi ca những chiến công rực rỡ và những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng – dũng sĩ dân gian. Thể hiện ước mơ về sự đổi đời, ước mơ đạo lí của nhân dân: cái thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà, hòa bình thắng chiến tranh,…

Trả lời câu 1 (trang 66, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

– Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có sự khác thường:

+ Nguồn gốc thần tiên (con Ngọc Hoàng), người mẹ mang thai mấy năm.

+ Được các thần truyền võ nghệ và mọi phép thần thông.

– Nhân dân gửi gắm ước mơ: phải có sức mạnh vô địch để sống, để tồn tại và để chiến thắng.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 66, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua nhiều thử thách, qua đó nhân vật bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp:

Thử thách

Phẩm chất

Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng. 

⟹ Thạch Sanh không chết mà còn diệt được chằn tinh.

 Thật thà, dũng cảm và luôn tin tưởng bạn bè.

Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa nhưng lại bị Lí Thông cho lấp cửa hang.

Dũng cảm, xả thân để cứu công chúa.

Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù.

⟹ Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

Luôn giữ vững lòng tin “không làm việc xấu thì sẽ không sợ”

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 66, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

Hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đối lập nhau một cách toàn diện, sâu sắc:

Thạch Sanh

Lí Thông

– Thiện

– Thực thà, trung hậu

– Cao thượng

– Anh hùng

– Luôn cứu giúp người (cứu công chúa, cứu con vua Thủy Tề)

– Ác

– Lừa đảo, dối trá

– Thấp hèn

– Bạo ngược

– Chỉ biết hại người (hại Thạch Sanh hai lần : lừa để chết thay và lấp hang lúc cứu công chúa).

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 67, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

– Ý nghĩa tiếng đàn của Thạch Sanh:

+ Tiếng đàn giải oan cho Thạch Sanh, vạch mặt Lí Thông. ⟹ Tiếng đàn công lý.

+ Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. ⟹ Tiếng đàn yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa.

– Ý nghĩa niêu cơm thần kì:

Niêu cơm cứ ăn hết lại đầy làm cho quân chư hầu phải khâm phục. => tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân

Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 66, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

   Trong kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông bị trừng phạt còn Thạch Sanh được cưới công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện:

– Niềm tin vào sự công bằng, chiến thắng sẽ thuộc về cái thiện còn cái ác sẽ bị trừng phạt thích đáng, ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

– Thể hiện công lý xã hội và ước mơ của nhân dân về một sự đổi đời đầy niềm vui và hạnh phúc.

– Đây là cách kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích: Sọ Dừa, Cây khế, Tấm Cám

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Con Rồng cháu Tiên

Soạn bài Con Rồng cháu Tiên siêu ngắn nhất trang 5 SGK ngữ văn 6…

Bánh chưng, bánh giầy

Soạn bài Thánh Gióng siêu ngắn nhất trang 9 SGK ngữ văn 6 tập 1…

Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt

Soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt siêu ngắn nhất trang 13…

Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt siêu ngắn nhất trang…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *