Soạn bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng
I.Mục đích yêu cầu
-Tập giải quyết một số đề bài tưởng tượng sáng tạo.
-Chú trọng khâu học sinh có thể tự làm dàn bài cho đề tài tưởng tượng vào thực hành luyện tập.
Trọng tâm: học sinh biết vận dụng cách kể chuyện tưởng tượng vào thực hành luyện tập.
II.Tiến trình bài dạy.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra bài chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3.Bài mới.
4.Luyện tập.
Tiến trình bài giảng | Phần ghi bảng |
1. Giáo viên mời học sinh đọc đề bài luyện tập trang 128 -> GV chép đề bài lên bảng.
– GV gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài. [?] Em hãy cho biết chủ đề của truyện em sẽ kể? [?] Nếu lấy móc thời gian hiện tại, với yêu cầu của đề thì việc kể lại của em có thực hay không trong thực tế? Vậy kể lại truyện này thuộc kiểu bài nào? [?] Nhân vật kể lại truyện là ai? Đó là ngôi thứ mấy? – GV gợi ý, hướng dẫn HS làm dàn ý. [?] Em hãy tưởng tượng trong phần thân bài sẽ có những ý gì? (Khi chuẩn bị đến thăm trường, tâm trạng em ra sao? Gặp lai trường cũ em thấy có gì đổi thay không? Thử tưởng tượng lại buổi trò truyện giữa em và thầy cô cũ sẽ là những gì?) [?] Phần kết bài em sẽ làm gì? |
I. Đề bài luyện tập
Đề: Kể chuyện 10 năm sau em về thăm trường. A. Tìm hiểu bài – Chủ đề: chuyến thăm trường sau 10 năm xa cách. – Kiểu bài: kể chuyện tưởng tượng. – Nhân vật kể: em (ngôi thứ nhất). B. Dàn ý 1. Mở bài: lí do em về thăm trường sau 10 năm xa cách (nhân dịp nào: lễ khai giảng? Lễ 20/11…) 2. Thân bài. – Chuẩn bị đến thăm trường (miêu tả tâm trạng: bồn chồn, náo nức…) – Đến thăm trường: + Quang cảnh chung của trường (có gì thay đổi? Những gì còn lưu lại) + Gặp thầy cô, bạn bè cũ (nếu có). Trò chuyện, hỏi han, tâm sự, nhắc lại những kỉ niệm cũ. 3. Kết bài: chia tay với trường, với thầy cô… cảm xúc. |
2. GV chuyển ý, kết thúc phần 1, chuyển sang phần 2: đề bài bổ sung.
= > GV mời HS đọc đề a trang 140. Tương tự như các bước đã làm ở đề bài luyện tập, GV sẽ gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài. [?] Chủ đề của truyện sẽ kể là gì? (Tình cảm giữa em và đồ vật – hay con vật) [?] Em sẽ chọn đồ vật (con vật) nào vào vai nhân vật kể? [?] Khi xây dựng một câu chuyện mà trong khi đó nhân vật là một con vật (đồ vật) thì em sử dụng cách kể như thế nào? (nhân cách hóa) [?] Khi đã xác định được chủ đề, nhân vật, cách kể: bây giờ em hãy tự lập dàn ý theo đề bài trong SGK. GV mời 1 HS lên bảng làm, cả lớp cùng làm vào nháp. (HS có thể có những dàn ý với những sự việc, diễn biến… khác hơn, GV tùy theo bài làm của HS mà sửa chữa, hướng dẫn). |
II. Đề bài bổ sung.
Đề A: Sách giáo khoa trang 140. Dàn ý A. Mở bài – Đồ vật (con vật) tự giới thiệu mình. – Đồ vật (con vật) giới thiệu về tình cảm giữa mình và người chủ. B. Thân bài – Lí do đồ vật (con trâu) trở thành vật sỡ hữu của người chủ. – Tình cảm ban đầu giữa đồ vật (con vật) và người chủ. – Những kỉ niệm vui, buồn khó quên của hai người. – Tình cảm lúc sau (nếu có sự thay đổi trong tình cảm người chủ) lí do sự thay đổi. C. Kết bài Suy nghĩ, cảm xúc của đồ vật (con vật) đó. |
GV mời HS đọc đề b trang 140
Tương tự, GV sẽ gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài. (GV cần định hướng cho HS rõ: nhân vật trong truyện cổ tích hay truyền thuyết có rất nhiều loại: thiện có, ác có, thông minh có… Do đó HS cần phải lựa chọn nhân vật nào mà mình yêu thích để kể thì mới đúng theo yêu cầu của đề bài). [?] Chủ đề truyện? (cuộc gặp gỡ, trò chuyện thú vị với nhân vật cổ tích). [?] Nhân vật được chọn là ai? (nhân vật được yêu thích trong truyện cổ tích hay truyền thống). [ ?] Nhân vật kể lại truyện sẽ là ai ? (em) [ ?] Đó là ngôi thứ mấy ? (ngôi thứ nhất) |
Đề B : Sách giáo khoa trang 140.
Dàn ý. A. Mở bài: – Giới thiệu không gian, thời gian của buổi gặp gỡ. – Xây dựng tình huống gặp nhân vật trong truyện (nằm mơ? Tưởng tượng?…) B. Thân bài: cuộc trò chuyện thú vị. – Hỏi han. – Trao đổi suy nghĩ, thắc mắc (nếu có)… của mình. C. Kết bài. Bày tỏ tình cảm đối với nhân vật đó. |
Dựa vào các dàn bài vừa được lập, HS lên kể chuyện.
5.Dặn dò.
Làm các bài tập còn lại: c, d trang 140.
Tập kể lại chuyện theo đề bài đã cho.