Áo dài Việt Nam.

Ngày nay, trong muôn vàn sự cách tân vi trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời. Chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.

Tà áo em bay bay bay bay trên phố nhẹ nhàng…

Đó là lời hát ngân nga trong âm điệu du dương đưa hồn ta về với dân tộc quê hương, với chiếc áo dài Việt Nam thướt tha duyên dáng.

Áo dài là một loại trang phục truyền thống rất riêng của đất nước Việt Nam, áo thường được may bằng chất liệu mỏng. Chuyện kể rằng xưa những loại gấm tơ tằm được dệt lên nhờ bàn tay chăm chỉ của người nông dân cần mẫn trồng dâu nuôi tằm lấy kén nhả tơ rồi đổi cho người Trung Quốc. Những chiếc áo dài của các cô gái Hàng Châu duyên dáng đã làm ngưỡng mộ các thương gia Việt Nam. Sự sáng tạo ra chiếc áo dài truyền thống thay thế cho những áo tứ thân, váy thâm xòe của thế kỷ 19 là bước nhảy vọt về trang phục và văn hoá của người Việt Nam.

Gọi là áo dài theo cấu tạo của áo, thân áo gồm hai mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong hai thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.

Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ta ống rộng bằng thứ vải đồng chất đồng máy hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yên.

Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trong phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh tương lại phía sau mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.

Ngày tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ… là một cách biểu hiện tấm lòng thành kính gửi đến thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa miệng “nam mô phật di đà”… hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam.

Ngày nay, trong muôn vàn sự cách tân vi trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời. Chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.

Trích: Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Kể lại nỗi buồn hay niềm vui tuổi thơ hay nhất – Văn mẫu lớp 7

Đề bài: Buồn vui tuổi thơ ai cũng có. Em hãy kể lại nỗi buồn…

Ngày khai trường vào lớp 1 để lại dấu ấn sâu đậm nhất hay nhất – Văn mẫu lớp 7

Ngày khai trường vào lớp 1 để lại dấu ấn sâu đậm nhất hay nhất…
Viết thư cho một người bạn để tìm hiểu đất nước mình

Viết thư cho một người bạn để tìm hiểu đất nước mình

Viết thư cho một người bạn để tìm hiểu đất nước mình – Bài làm…
Suy nghĩ về lời dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

Suy nghĩ về lời dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

Suy nghĩ về lời dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *