Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Bài làm
Ở hai truyện Ếch ngồi đáy giếng, Đeo nhạc cho mèo, những con vật đã được nhân hoá có những hành động, ý nghĩ của con người. Đến truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, nghệ thuật biến hoá đổi sang hướng khác. Đó là nhân hoá các bộ phận trên cơ thể con người.
Tác giả đã thổi hồn và gắn hành động, ngôn ngữ cho năm bộ phận quan trọng để cấu tạo nên một con người. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng biết nói, biết nghĩ, hành động và trở thành cô, cậu, bác, lão. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, ai cũng tự cho mình có nhiều công lao, vất vả. Từ đó họ xúm vào chê trách lão Miệng chỉ ăn mà không làm. Họ đã đình công. Nhưng hậu quả là… tất cả đều phải trả giá : “cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời… lão Miệng cũng nhợt nhạt… không buồn nhếch mép”. May thay, cuối cùng cả năm người đều tỉnh ngộ… Họ hiểu rằng : trong một cơ thể thống nhất, chân, tay, tai, mắt, miệng có quan hệ khăng khít với nhau, bộ phận nọ hỗ trợ bộ phận kia, tất cả đều có công, tất cả bình đẳng như nhau.
Từ câu chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, tác giả truyện ngụ ngôn này nhắc chúng ta bài học : Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại, do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
Bài làm 2: Phát biểu cảm nghĩ sau khi đọc xong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Truyện ngụ ngôn tạo cho người đọc những tiếng cười thoải mái sau những giờ làm việc mệt mỏi, nhưng những câu chuyện đó còn làm cho người đọc có 1 thái độ nhận thức đúng về vai trò của đoàn kết và vai trò của cá nhân với cộng đồng , tiêu biểu cho những câu chuyện đó là Truyện ngụ ngôn chân tay tai mắt miệng.
Truyện chân tay tai mắt miệng kể về những hành đông sai lầm của Chân tay tai mắt vì sự ganh tị mà họ đã bảo nhau không chịu làm việc để lão miệng tự kiếm ăn, nhưng học lại không hiểu được những sai lầm của học gây ra, khiến cho mấy ngày học mệt dã dời và cuối cùng phải quay lại làm hòa với Miệng để khỏi sự dã dời mệt nhọc. Hiểu được tất cả mọi việc Chân tay tai mắt đã quay laị làm việc như ban đầu, và chúng sống với nhau hòa thuận như xưa.
Những nhân vật trong câu chuyện này là những bộ phận trong cơ thể con người và đã được tác giả nhân hóa lên để làm nên 1 nhân vật trong câu chuyện. Những bộ phận chân tay tai mắt miệng đều cùng nằm trên 1 cơ thể con người chúng phải cùng đồng hành cùng tồn tai không có sự tách rời của bộ phận nào hết. Tác giả cũng dựng lên những tình huống như này nhằm để giáo dục con người trong xã hội cần đoàn kết đùm bọc lấy nhau không lên chia bè kéo cánh gây mất tình đoàn kết trong 1 tập thể cộng đồng. Nếu tách rời khỏi cộng đồng con người sẽ không thể tồn tại được, xã hội là môi trường để con người hình thành nhân cách của mình. Con người có sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong công việc của mình mới là điều kiện để học học hỏi kinh nghiệm từ xã hội, rút ra những bài học cho bản thân. Đây là nền tảng để con người tự đánh giá về bản thân mình những điểm đã được và những điểm chưa làm được trong cuộc sống . Sống trong 1 xã hội cần có sự hòa đồng giữa các thành viên trong xã hội.
Trong câu chuyện nổi lên với tình huống rất đặc sắc khi cuộc trò chuyện của : Cô mắt cậu chân, cậu tay, Bác tai,lão miệng từ xưa tới nay vẫn chung sống hòa bình nhưng bỗng một hôm cô Mắt cho rằng Lão Miệng quanh năm không phải làm việc vất vả những những điều ngon, lạ hắn đều được hưởng còn ta thì lao động vất vả cả năm nhưng không được hưởng thụ gì . Ý kiến của cô nhanh chóng được cậu chan cậu tay và Bác tai ủng hộ . Họ khéo nhau đến gặp Lão miệng mà nói rằng từ nay chúng tôi sẽ không làm việc cho ông hưởng thụ nữa ông tự kiếm sống mà ăn, chúng tôi bấy lâu nay đã vất vả rồi. Chẳng thèm nghe Lão Miệng phân lẽ đúng sai Bác Tai, Cô Mái Cậu Chân, Cậu Tay đều lắc đầu cho rằng từ nay chúng tôi sẽ không làm gì nữa.
Chỉ với sự ganh đua ghen ghét giữa các bộ phận mà đã đưa ra những hành động sai lầm họ chia bè kép cánh gây mất đoàn kết trong cộng đồng xã hội . Khi mới nghe thì tưởng rằng như những lý lẽ của các bộ phận đó đúng, nhưng họ lại không hiểu được những hậu quả sau này, họ bảo nhau đồng loạt không làm việc, một ngày 2 ngày rồi 3 ngày cả bọn thấy mệt mỏi rã rời . Cậu chân thì không còn vui đùa như trước nữa, Cô mắt thì ngày cũng như đêm lờ mờ ….
Cho đến ngày thứ 7 khi họ không thể chịu được nữa họ mới gọi nhau hội chung lại bàn bạc. May mắn là trọng bọn họ có bác tai đã hiểu ra nguyên nhân của tình cảnh đáng sợ ấy nên lần lượt mới giải thích cho chân tay mắt nghe. Bác nói chúng ta đã lầm rồi các cháu ạ chúng ta có đi làm việc cho lão miệng ăn chúng ta mới khỏi bị tê liệt. Lão miệng không đi làm nhưng lão có nhiệm vụ là nhai chứ không phải là Lão chỉ ăn không ngồi rồi . Bác đã đến tìm lão miệng các cháu có đi không. Khi nghe lời giải thích của Bác Tai họ hiểu được và đã đi đến tìm Lão miệng, Lão không có cái gì ăn nên 2 môi cũng nhợt nhạt, hai hàm thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Tất cả các bộ phận đã ra đỡ và nâng lão miệng dậy và cho ăn kịp thời may mắn vẫn cứu thoát được, khi ăn xong các bộ phận đều trở nên tươi tỉnh.
Kết thúc câu chuyện đó là cuộc sống hòa thuận giữa các bộ phận , mỗi bộ phận tuy có chức năng riêng nhưng đều có chung 1 nhiệm vụ đó là suy trì sự sống cho con người . Bởi lẽ qua cau chuyện này muốn giáo dục con người trong xã hội không nên ghen ghét và ganh tị lẫn nhau mỗi người có 1 trình độ khác nhau nên sẽ được phân công ở 1 trình độ khác nhau vì vậy cần phải có sự đoàn kết để hoàn thành được công việc chứ không nên gây mất đoàn kết cộng đồng, làm giảm tính hiệu quả của công việc.
Truyện đã lại lại cho người đọc 1 bài học về sự đoàn kết giữa những cá nhân với những tập thể cộng đồng, không thể tác cá nhân ra khỏi môi trường xã hội cộng đồng được vì khi đó con người sẽ không phát triển toàn diện cả về trí lực và thể lực.