Đề bài: Năm 20 tuổi, tôi nói: “Tôi và Mô-da”. Năm 30 tuổi, tôi nói: “Mô-da và tôi”. Năm 40 tuổi, tôi nói: “Chỉ có Mô-da”.
1.Tìm hiểu đề
Đề bài yêu cầu trình bày suy nghĩ về lời phát biểu của một nhạc sĩ. Nội dung của lời phát biểu ấy thể hiện sự vận động, đổi thay trong nhận thức và thái độ, cách đánh giá về mình và người khác – ở đây là một người đồng nghiệp đầy tài năng – nhạc sĩ thiên tài Mô-da. Đặc điểm của lời phát biểu này là có sự đối sánh về nhận thức và thái độ trong các thời điểm khác nhau của cuộc đời (20 tuổi, 30 tuối, 40 tuổi) đế làm bật sự đổi thay rõ rệt của nó.
Để thực hiện yêu cầu của đề, HS trước hết cần tìm hiểu về Mô-da và những đóng góp cũng như những ảnh hưởng mà ông tạo ra đối với nền âm nhạc và với các thê hệ nhạc sĩ. Trên cơ sơ hiếu về Mô-da, HS sẽ cắt nghĩa được các cách nói: “tôi và Mô-đa”, “Mô-da và tôi” và “chỉ có Mô-da” và tương quan của các cách nói ấy với các thời điểm: 20 tuổi, 30 tuổi và 40 tuổi, trong cuộc đời của một con người, nhất là một người nghệ sĩ. Từ đó, HS sẽ phải xác định chính xác ý nghĩa của lời phát biểu. Điều này rất quan trọng vì nếu không xác định chính xác ý nghĩa cúa nó sẽ không thể tìm được định hướng cho việc lí giải và đánh giá – phần để HS bày tỏ chính kiến; quan niệm và thái độ của mình.
2.Dàn ý sơ lược
Mở bài:
Giới thiệu vấn đề và trích dẫn lời phát biểu.
Thân bài:
1.Cắt nghĩa lời phát biểu:
-Giới thiệu sơ lược về Mô-da.
-Cắt nghĩa ý nghĩa các cụm từ: “tôi và Mô-da”, “Mô da và tôi” và “chỉ có Mô-da”, “20 tuổi”, “30 tuổi” và “40 tuổi”.
-Khái quát ý nghĩa lời phát biểu.
2.Lí giải:
-Vì sao khi 20 tuổi có thể nói: “Tôi và Mô-da”?
-Vì sao khi 30 tuổi có sự thay đổi trong cách nói: “Mô-đa và tôi”?
-Vì sao khi 40 tuổi lại nói: “Chỉ có Mô-da”?
3.Đánh giá:
-Ý nghĩa bài học từ lời phát biểu.
-Thái độ, cách nhìn nhận đối với lời phát biểu đó (điểm cần đồng tình và tiếp thu, điều nên bàn thêm).
Kết bài:
Phát biểu suy nghĩ cá nhân trên cơ sở những đánh giá vừa nêu.
3.Dàn ý chỉ tiết
Mở bài:
-Cuộc đời mỗi người là một cuộc hành trình để rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ để tích luỹ cho mình vô”n kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng… Cùng với thời gian, con người sẽ trưởng thành nên sẽ nhận thức một cách đầy đủ hơn về bản thân cũng như về con người, cuộc sống quanh mình.
– Để bày tỏ quan niệm về sự vận động trong nhận thức của con người, một nhạc sĩ đã có một cách nói rất thú vị:
Năm 20 tuổi, tôi nói: “Tôi và Mô-da”.
Năm 30 tuổi, tôi nói: “Mô-da và tôi”.
Năm 40 tuổi, tôi nói: “Chỉ có Mô-da”.
Thân bài:
1. Cắt nghĩa lời phát biếu:
-Giới thiệu sơ lược về Mô-da:
+ Là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng và có nhiều ảnh hưởng nhất trong âm nhạc cổ điển châu Âu.
+ Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các lĩnh vực pianô, giao hưởng, tôn giáo và ôpêra.
+ Tuy nhạc của ông bị một số người chê, nhất là các nhạc sĩ đương thời với ông, song Mô-da được rất nhiều nhà soạn nhạc chân tài ngưỡng mộ và biết ơn như Bet-tô-ven, Su-be, Sô-panh, Goác-nơ…
-Cắt nghĩa từ ngữ:
+ “Tôi và Mô-da”: đặt cái tôi của bản thân cao hơn vừa là để khẳng định mình, vừa thế hiện sự tin tưởng vào khả năng vượt lên trên những đóng góp của bậc tiền bối tài danh, vừa ít nhiều tỏ ý coi thường những đóng góp ấy.
+ “Mô-da và tôi”: sự thay đối cách đánh giá và tự đánh giá qua sự thay đổi vị trí: “tôi” đâ được đặt sau “Mô-da” như biếu hiện thái độ thừa nhận tài năng và vị trí cao hơn của Mô-da, song vẫn có hàm ý khẳng định bản thân khi xếp mình cùng với bậc thiên tài về âm nhạc ấy.
+ “Chï có Mô-da”: sự thay đổi hoàn toàn về cách đánh giá và tự đánh giá. Nói “chỉ có Mô-da” là thừa nhận vị trí độc tôn, không ai có thể ngang hàng hay vượt lên, thay thế; cũng có nghĩa là nhận ra năng lực thực sự cùa bản thân có sự khác biệt rõ rệt để xác định cho mình một vị trí khiêm nhường hơn, khuất lấp hơn.
+ Tuổi 20, 30 và 40: là những thời điểm khác nhau trong cuộc đời một con người mà tương ứng với nó là sự táng dần của độ chín chắn và hiếu biết.
-Khái quát ý nghĩa của quan niệm:
Theo thời gian, con người sẽ trưởng thành để trở nên chín chắn và hiểu biết hơn, từ đó mà ý thức sâu sắc hơn về bản thân, biết mình, biết người và thận trọng, khiêm tốn hơn trong nhìn nhận và đánh giá.
2.Lí giải:
-Cách nói năm 20 tuổi: “Tôi và Mô-da”:
+ Tuổi 20: thời điểm mới bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống. Thế mạnh của lứa tuổi này là sự tự tin, lòng quyết tâm, nhiệt tình. Nhược điểm của lứa tuổi này là sự nông nổi, bồng bột, thiếu bản lĩnh và sự chín chắn; khi bộc lộ thái quá rất khó tránh thái độ cực đoan.
+ Cách nói “Tôi và Mô-da” đã thề hiện đầy đủ cả ưu thế và nhược điểm của tuổi trẻ. Sự tự tin khiến nhạc sĩ trẻ thấy mình có thể đứng bên cạnh một bậc chân tài đã nối danh như Mô-da. Song sự tự tin thái quá đến bồng bột, nông nổi khiến nhạc sĩ trẻ chưa thể nhận ra khoảng cách thực sự đang tồn tại giữa hai người – với hai năng lực và khả năng cống hiến hoàn toàn khác (sự tự tin đến ngông nghênh này tuy đáng yêu song không nên cổ vũ).
-Cách nói năm 30 tuổi: “Mô-đa và tôi”:
+ Tuổi 30: thời điểm con người đã có những trải nghiệm bước đầu trong thực tế cuộc sống để trơ nên trưởng thành hơn trong nhận thức. Sức trẻ và sự tự tin khi kết hợp với sự chín chắn, trương thành sẽ giúp con người có cái nhìn bình tĩnh hơn trước các ván đề của đời sống.
+ Cách nói “Mô-da và tôi”: là kết quả cúa nhừng trải nghiệm và hiểu biết sau cả một quàng đời rất dài. So với cách nói năm 20 tuổi đã thế hiện sự thay đổi trong nhận thức và thái độ. Sự tự tin đến ngông nghênh thái quá dã bớt đi song lòng tin vào bản thân thì vẫn tràn trề. xếp mình đứng sau Mô-da là đã hiểu hơn về chân tài, đóng góp và nhừng ảnh hưởng của Mô-da với các nhạc sĩ khác.
-Cách nói năm 40 tuổi: “Chỉ có Mô-da”:
+ Tuổi 40: đạt đến độ chín chắn về mọi phương diện, khả năng cũng như nhận thức, kinh nghiệm thực tế cũng như cách nhìn nhận thực tê ấy.
Chính độ chín này giúp con người có thể đánh giá chính xác về người khác cũng như tự nhận biết thấu đáo bản thân.
+ Cách nói ở tuổi 40 “Chỉ có Mô-da” thế hiện rõ sự trưởng thành và hoàn thiện ở nhiều mặt trong thế giới tinh thần của người nhạc sĩ: nhận thức đầy đủ về chân tài và vị trí rất cao của Mô-da trong làng âm nhạc. Nhận thức đầy dứ hơn về chính mình đế không đặt mình bên cạnh bậc thiên tài ấy. Và cũng chính sự tự nhận thức này khiến con người trò’ nên khiêm nhường hơn.
3.Đánh giá:
-Ý nghĩa bài học từ lời phát biểu:
+ Y nghĩa: con người càng lớn lên, càng trải qua nhiều nhừng va vấp trong thực tế càng hiểu người, hiểu mình, càng khôn lớn càng trở nên khiêm tốn hơn.
+ Bài học: chừng nào chưa có được sự nhận thức đầy đủ về bản thân cũng như về người khác, chừng nào còn thiếu ý thức và thiếu khiêm tốn là chừng đó con người chưa thực sự trưởng thành.
-Thái độ, cách nhìn nhận đối với bài học đó:
+ Lòng tin và sự tự tin là cần thiết. Lòng tin đến ngông nghênh thái quá của tuổi trẻ tuy đáng yêu song không nên cố vũ vì cổ vũ cho điều này sẽ mở đường cho những nhầm lẫn và tai hoạ. (Mọi tai hoạ đều xuất phát từ việc con người ta không tự biết mình là ai).
+ Rất cần hiểu mình, hiểu người bởi sự hiểu biết sẽ là điều kiện đế có cách ứng xử đúng đắn, hợp lí. Rất cần khiêm nhường vì sự khiêm nhường sẽ giúp con người dễ dàng hoà đồng và tìm được sự quý mến của người khác.
+ Tuy nhiên, biết mình biết người là đế cô gắng phấn đẩu vươn lên chư không phải để phu nhận giá trị bản thân, buông xuôi, mất ý chí. Khiêm tốn chứ không nên mặc cảm, tự ti về năng lực của bản thân mình. Nên xây dựng một lòng tin đầy đủ và chính đáng vào bản thân bơi “người ta ai mà chẳng có cái phần tốt đẹp”.
Kết bài:
-Trong cuộc sống, khi gặp những người thực tài, có khả năng đóng góp, cống hiến cao, rất cần và nên nhìn nhận đúng đắn về năng lực của họ. Sự công bằng trong cách đánh giá người khác, thái độ đề cao nhừng người có chân tài sẽ góp phần nâng cao nhân cách bản thân để mỗi người có thêm tình cảm quý mến và những quan hệ tốt đẹp.
-Cần nhìn những người tài và đóng góp của họ như một tấm gương đề học tập và phấn đấu vươn lên. Chỉ có lòng tin và sự tự tôn chân chính bằng nhừng nỗ lực cô gắng mới khiến con người không tự đánh chìm mình trong cuộc sống.