Nghị luận về ý kiến: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ…
Hướng dẫn
Nghị luận về ý kiến: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ…
5 (100%) 1 đánh giá
Bài làm
Từ xưa đến nay trong xã hội luôn xuất hiện kẻ mạnh kẻ yếu và có câu “Thắng làm vua thua làm giặc” nên sự đố kị nhau ngày càng trở nên sâu sắc trong xã hội. Nhưng định nghĩa kẻ mạnh không phải ở thời nào cũng giống nhau. Vì thế mà theo Nam Cao, ông định nghĩa về kẻ mạnh như sau: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình”.
Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa trọn vẹn của câu nói mà Nam Cao nói chúng ta sẽ tìm hiểu nghĩa từng cụm từ trong câu nói. Đầu tiên chúng ta tìm hiểu nghĩa của từ kẻ mạnh, kẻ mạnh có thể là mạnh cả về thể lực hay mạnh cả về tâm hồn có những người thì mạnh về của hai mặt thể xác lẫn tinh thần. Kẻ mạnh là kẻ dám đối diện với cuộc sống và kẻ mạnh là kẻ đạt được mục tiêu của đời mình đặt ra. “ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ” có nghĩa là kẻ mạnh là kẻ biết vươn lên trong cuộc sống bằng chính năng lực của bản thân, không dùng những âm mưu, thủ đoạn để hại người khác để vụ lợi cho chính bản thân mình. Theo Nam Cao thì “ Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của chính mình” nghĩa là một kẻ mạnh chân chính phải biết giúp đỡ người khác vì những mục đích tốt đẹp.
Như vậy ta thấy được theo Nam Cao thì kẻ mạnh là kẻ biết vươn lên trong cuộc sống của mình bằng chính sức lực của mình không toan tính, hay hại người khác để đạt được mục đích của bản thân. Đồng thời kẻ mạnh là biết giúp đỡ người khác, cùng người khác làm nên những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Tục ngữ xưa có câu: “ Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” ý chỉ những kẻ dùng mọi thủ đoạn có thể hại người khác chỉ cần đạt được mục đích mình mong muốn. Và cũng có rất nhiều câu chuyện về những kẻ ý ích kỉ vì mưu đồ của chính mình mà có thể làm mọi điều ác như nhà Thiên văn Bruno chỉ ra sai lầm của thuyết Địa tâm và công bố thuyết Nhật tâm của mình nên đã bị chính đồng loại của mình thiêu sống.
Ngày nay thì tình trạng kẻ mạnh cũng diễn ra khá là phổ biến đặc biệt những người lợi dụng chức quyền của mình để đàn áp nhân dân. Không những thế còn có nạn tham ô vơ vét sức lao động của nhân dân để hưởng sống của sống riêng của bản thân. Hay việc dùng tiền để mua điểm, mua trường đại học cho con cháu của mình, mua công việc trong nhà nước,…Có những người vì lòng tham của mình mà có thể hại chính người thân trong gia đình mình thậm chí chính là người sinh ra họ. Như vậy ta thấy được có những người ích kỉ đến vô lương tâm.
nghi-luan-ve-y-kien-ke-manh-khong-phai-la-ke-giam-len-vai-ke-khac-de-thoa-man-long-ich-ki”>Nghị luận về ý kiến: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ…
Kẻ mạnh không phải là kẻ đánh bại hay hủy diệt kẻ khác. Bởi mỗi xã hội đều có chuẩn mực đạo đức để xã hội cùng phát triển theo chiều hướng tốt. Vì thế mà sẽ không ai công nhận một kẻ mạnh mà độc ác khi dùng mọi cách hại người khác để đạt được mục đích của riêng mình. Kẻ mạnh thực sự là người làm nên những việc có ý nghĩa tích cực. Kẻ mạnh đem sức lực của mình đi giúp đỡ người khác và vực dậy chính bản thân mình trước những cám dỗ tầm thường của bản thân, xã hội. Phải biết để phần lí trí “người” chiến thắng phần “thú” bản năng. Không phải kẻ mạnh nào giúp đỡ người khác cũng là kẻ mạnh chân chính bởi con người có lòng thực dụng vì thế có thể tốt với người khác, lợi dụng họ để họ giúp mình đạt được mục đích bằng con đường không chân chính.
Vì thế, mỗi con người hãy nên nhìn nhận lại bản thân mình. Xem cách cư xử của mình đối với người xung quanh đã tốt chưa, đã làm được những điều tốt gì trong cuộc sống để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đặc biệt đối với thế hệ học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải có ý thức tự giác học tập và nghe lời. Đồng thời phải biết giúp đỡ người khác khi thấy người khác gặp khó khăn. Cùng giúp đỡ nhau khi làm việc gì đó để tạo nên tính đoàn kết. Nhà trường, gia đình luôn phải đề ra những việc cấm không được làm, nói về tác hại của những tệ nạn của xã hội để các em tránh xa và chăm chỉ học tập hơn để có một tương lai tốt đẹp hơn.
Qua đây, ta thấy được quan niệm của Nam cao về kẻ mạnh rất là đúng đắn. Bởi trong bản thân mỗi người đều có sức mạnh tiềm ẩn mang đến những điều tốt đẹp cho chính bản thân mình và cả những người khác. Mỗi con người nên phát huy những điểm mạnh của chính mình một cách triệt để, đồng thời tìm cách khắc phục những điểm yếu của bản thân theo chiều hướng tích cực để chiến thắng chính bản thân mình. Bởi chiến thắng lớn nhất không phải là đánh bại tất cả mọi người xung quanh mà thắng lợi lớn nhất là chiến thắng chính bản thân của mình.