Phân tích những phẩm chất anh hùng của các thế hệ trong truyện ngắn Rừng xà nu
Hướng dẫn
Phân tích những phẩm chất anh hùng của các thế hệ trong truyện ngắn Rừng xà nu
Nguyễn Trung Thành là bút danh của Nguyên Ngọc trong thời kỳ hoạt động ở miền Nam những năm chống Mỹ cúu nước. Là tác giả Đất nước đứng lên tác phẩm được giải nhất truyện ký 1954-1955, cuốn tiểu thuyết có giá trị về đề tài Tây Nguyền. Rừng xà nu được khai thác trực tiếp từ hiện thực đấu tranh cách mạng miền Nam trong thời kỳ đồng khởi và tiếp nối ở chặng đường phát triển sau của cách mạng. Tuy nhiên có nhân vật đã từng tham gia chiến đấu từ thời kỳ chống Pháp, như thế là các nhân vật trong Rừng xà nu được cấu tạo theo nhiều lớp, nhiều thế hệ. Các thế hệ này được biểu tượng bằng những thế hệ xà nu khác nhau trong rừng xà nu bạt ngàn tít tắp tận chân trời. Thế hệ già làng (tiêu biểu là cụ Mết); thế hệ thanh niên tiêu biểu là Tnú, Mai, Dít. Truyện còn hé mở cho người đọc thấy thế hệ thứ ba, thế hệ của những bé Heng để hoàn thiện bức tranh chiến tranh nhân dân, già trẻ “lớp cha trước lớp con sau…” mang đậm chất sử thi.
Những nhân vật này đều mang trong mình phẩm chất anh hùng. Họ đều là những con người yêu dân, yêu nước bất khuất kiên trung, thủy chung với cách mạng thể hiện ở lòng yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm đứng lên đánh giặc, kiên cường, bất khuất, dũng cảm tạo nên khí thế đồng khởi chống Mỹ.
Điều đặc biệt tuy cùng mang phẩm chất anh hùng như trên nhưng mỗi người do tuổi tác, giới tính, cương vị khác nhau mà mỗi người có những cách biểu hiện khác nhau làm nên vẻ đẹp riêng, đặc điểm riêng thật đa dạng, sinh động và hấp dẫn. Qua hình ảnh cụ Mết đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp. Theo tác giả Nguyên Ngọc cho biết cụ cùng hoạt động một thời với anh hùng Núp và cả hai đều rất nổi tiếng ở hai vùng khác nhau của Tây Nguyên. Núp được phong tặng anh hùng. Cụ Mết, con người của hai thế hệ lại tiếp tục hướng dẫn chỉ huy con cháu tham gia vào cuộc đấu tranh chống bọn Mỹ Diệm. Cụ Mết, một già làng không mệt mỏi, luôn là người đứng đầu có tác phong trang trọng, đàng hoàng, có phong độ uy nghi đĩnh đạc và uy tín lớn trong dân làng. Cụ Mết trở thành người cha tinh thần, người truyền ngọn lửa khát vọng tự do, giải phóng và trở thành linh hồn của phong trào đồng khởi của dân làng Xô Man. Cụ Mết là một ông cụ khỏe mạnh quắc thước như bức tường đồng hun như “cây cổ thụ giữa buôn ngàn”, “ngực vổng cao như thân cây xà nu lực lưỡng”, tay rắn chắc như hai gọng kìm, tiếng nói trầm vang. Cụ chỉ huy dân làng xông vào giết sạch bọn ác ôn trong nhà Rông, đốt lên ngpn lửa đồng khởi rực sáng với chân lý thật giản dị mà sâu xa “nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo mác”. Cụ Mết còn là niềm tin, người tổ chức, tập hợp đoàn kết dân làng đánh giặc.
Tiếp đến là thế hệ của Tnú, Mai, Dít (Tnú quyết liệt, mạnh mẽ, trung thực, ngay thẳng, căm thù như lửa bốc cháy ngùn ngụt, trả thù dứt khoát…). Dít là cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh, trưởng thành trong đấu tranh gian khổ và trở thành ngưòi lãnh đạo cao nhất của dân làng Xô Man – bí thư chi bộ, chính trị viên xã đội. Nét tính cách nổi bật của Dít, đó là cô gái có đôi mắt mở to trong suốt, tính tình lặng lẽ, kín đáo nhưng rất gan dạ, (giặc bắn để uy hiếp tinh thần, áo quần rách tả tơi nhưng vẫn bình thản như không). Kiên quyết, nguyên tắc (kiểm tra giấy phép của Tnú rất kỹ, mặc dù quen biết và quan hệ thân tình) song lại rất giàu tình cảm (cảm thấy bùi ngùi, luu luyến khi Tnú phải đi ngay).
Nguồn: Tài liệu văn học
Theo Hocsinhgioi.com