Nghị luận về lẽ sống của thanh niên

Nghị luận về lẽ sống của thanh niên

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận về lẽ sống của thanh niên

“…Nếu là con chim chiếc lá

Thì con chim phải biết hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình…”

Anh/chị hiểu ý thơ trên như thế nào? Hãy trình bày hiểu biết của mình và liên hệ với lẽ sống của thanh niên hiện nay.

Gợi ý làm bài:

“…Nếu là con chim chiếc lá

Loading…

Thì con chim phải biết hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình…”

Triết lý của những câu thơ được viết vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước vẫn còn nguyên giá trị tới ngày hôm nay. Đó là lẽ sống cao đẹp phải biết trả, biết cho, lẽ nào chỉ biết vay, biết nhận. Vậy trong xã hội hiện đại ngày nay giới trẻ sống như thế nào?

Lẽ sống là hành động ứng xử giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, cá nhân với đất nước. Lẽ sống đẹp là sống có ước mơ, lí tưởng, có tri thức, có văn hóa, nhân cách. Đặc biệt là phải biết cống hiến.

Nếu là con chim, chiếc lá thì con chim phải biết hót, phải mang lại tiếng ca cho đời và chiếc lá không thể không xanh tươi, tỏa hương sắc cho cảnh vật. Còn sống chỉ biết vay mà không biết trả, thậm chí chỉ biết nhận mà không biết cho, đó chính là lối sống ích kỉ, thấp hèn.

Xem thêm:  Bình luận câu tục ngữ: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

Qua bốn câu thơ, Tố Hữu muốn nói cùng bạn đọc về lẽ sống, vay phải biết trả, sống trước hết phải cho rồi mới nhận. Đừng sống chỉ biết nhận mà không biết cho, sống như vậy là thấp hèn, tầm thường, ích kỷ.

Vay ở đây có nghĩa là chúng ta đang thừa hưởng những thành quả mà người đi trước để lại, hay người khác đem lại. Lẽ nào chúng ta lại không biết ơn người đi trước để lại, hay người khác đem lại. Lẽ nào chúng ta lại không biết ơn và phải làm được điều gì đó để trả ơn? Biết hành động đúng, tiếp tục xây dựng và bảo vệ thành quả là biết tri ân, uống nước nhớ nguồn.

Biết trả cho đời những gì ta đã được nhận, thì cũng có nghĩa là ta đã biết cho đi những gì ta có. Cống hiến và san sẻ cho gia đình, ông bà, cha mẹ, cho cộng đồng, cho đất nước những gì tinh túy, tốt đẹp của đời ta.

Người sống đẹp là sống vì mọi người. Lẽ đời cho và nhận luôn công bằng, trừ khi chính thói ích kỉ tầm thường của con người vùi dập nó.

Theo Hocsinhgioi.com

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *