Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên của Sông Hương qua bài ”Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Hướng dẫn
Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên của Sông Hương qua bài ”Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Bài Làm
Ai tới Huế mà không nghĩ tới con sông Hương thơ mông, đẹp và trữ tình tới diệu kì. Sông Hương như chỉ thuộc riêng Huế với những nét mộng mơ. Để hiểu rõ hơn về sông Hương ta nhớ tới bai kí” Ai đặt tên cho dòng sông” Của Hoàng phủ Ngọc Tường vẻ đẹp thiên nhiên được hiện lên qua nhiều khía ạnh nhưng trước hết chính là vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên.
Bài kí” Ai đặt tên cho dòng sông” là bài tùy bút xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường được viết tại Huế, ngày 04-01-1981. Với văn phong tao nhã, hướng nơi và tài hoa, tinh tế, Hoàng Phủ Ngọc tường đã vẻ ra một sông Hương thật đẹp.
Vẻ đẹp sông Hương bắt nguồn từ thượng nguồn trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, sông Hương đã làm một bản trường ca của rừng già, rậm rộ giữa bóng cây đại ngàn, có lúc dữ dội lại có lúc êm đềm say đắm giữa rừng hoa đỗ quyên. Dòng sống đã đẹp, nay càng đẹp hơn. Giữa lòng Trường sơn sông Hương đã sống nửa đời mình như cô gái di gan phóng khoáng và gan dạ. Sông Hương được rừng già hun đúc những bản tính gan dạ đó. Nhưng rồi khi ra khỏi rừng già, Sông Hương như thay da đổi thịt không còn nét hoang sơ nữa mà đã mang một vẻ đẹp dịu dàng và trì tuệ, trở thành một người con gái dịu dàng. Sông Hương còn đem tới cho một vùng phù sa cho xứ sở. Sông Hương có một vẻ đẹp hết sức trữ tình.
Sông Hương chạy xuôi về đồng bằng và đến với ngoại vi thành phố. Tác giả ví sông Hương như “ người con gái đẹp ngủ mơ giữa cánh đồng châu hóa đây hoa dại”. Con gái ấy bùng lên sức trẻ khao khát tuổi thanh xuân. Ngay sau khi ra khỏi núi” Sông Hương đã chảy dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm” để rồi tìm tới một nơi nào đó, đẹp và thơ mộng. Sông Hương như vòng tay ôm lấy Chùa Thiên Mụ rồi từ đó xuôi về Huế. Khi qua vọng cảnh, Tam Thai, Lưu Bảo, ta thấy sông Hương mềm mại như một tấm lụa đào êm ái, với thuyền bề xuôi ngược trưa vàng, chiều tím” Tất cả đều là vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương “ Đó là vẻ đẹp trầm mặc, như triệt lí, như cổ thi” Kéo dài mãi.
Sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế như người con gái tìm thấy người mình yêu thương Sông như vui vẻ hẳn lên. Giữa vùng bờ bãi xanh biếc của ngoại ô Kim long. Sông Hương đã tới Huế đang năm, giữa thành phố yêu quý của nình. Cuối và đầu thành phố nước sông Hương được chảy đi khắp nơi.
Những chi lưu đã làm cho dòng chảy trên sông nhẹ đi, chậm lại như một mặt hồ yên tĩnh. Nhìn con sông Hương lúc này, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhớ tới con sông Ne-và, nhưng chỉ để rồi nghĩ lại tới sông Hương. Nhớ tới sông hương và thầm cảm ơn sông Hương đã mang cho Huế một điệu Slow tình cảm. Lòng sống càng đẹp thêm với những ánh hoa đăng bồng bềnh. Sông hương thật đẹp, như một tài nữ đánh đàn lúc đem khuya. Nhạc điệu của Huế. Sông Hương cũng là nơi bắt nguồn của vẻ đẹp và thi ca.
Khi bước chân ra khỏi Huế, sông Hương như lưu luyến với những dáng hình thân thuộc. Rồi như sực nhớ ra mình còn việc chưa làm, đột ngột đổi hướng vẻ sang hướng động để gặp lại thành phố lần cuối. Cuộc chia tay của sông Hương và Huế đầy lưu luyến để gợi chút vương vấn, lăng lơ kín đáo của tình yêu. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã so sánh, cuộc chia tay này giống như cuộc chia tay của ngày kiều với chàng kim, Để lại lời thề với biển cả” Còn non còn nước còn dài còn về còn nhớ…” Lời thề ấy vang vọng khắp sông Hương thành giọng hò dân gian.
Vẻ đẹp thiên nhiên sông Hương là thế, độc đáo và thơ mộng Sông Hương mang vẻ đẹp cũng giống như cái thành phố Huế ốm chọn lấy nó, Sông Hương có nét dịu dàng, thước tha như cô gái Huế với áo dài tím mông mơ. Sông Hương cũng chính là linh hồn Huế. Sông hương thật đẹp.
Với sự tài hoa của bản thân, cũng văn phong tao nhã, hướng nội và tài hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường giúp người đọc người nghe thấy yêu sông Hương yêu vẻ đẹp thơ mộng ấy cùng với đó là cảm phục, yêu quí tài hoa Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Theo Hocsinhgioi.com