Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ Nhặt
Hướng dẫn
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ Nhặt
Bài làm
“Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn hay và xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Truyện có giá trị nhân và hiện thực sâu sắc làm lay động mọi trái tim người đọc. Thông qua tình huống “nhặt” đươc vợ thì tác giả đã cho tối thấy nhiều điều về cuộc sống khắc nghiệt và tối tăm của người lao động ở những năm 1945, và qua đó cũng thấy được khát vọng sống mãnh liệt cũng như là ý thức về nhân phẩm cao.
Giá trị nhân đạo chính là một trong những giá trị cơ bản của tác phẩm văn học, nó được tạo nên bởi niềm tin cảm thông một cách sâu sắc với nỗi đau của con người, luôn nâng niu và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn đó của họ.
Trước hết, qua tác phẩm chúng ta thấy được tác phẩm đã bộc lộc được niềm xót xa đối vối cuộc sống cực khổ của người dân nghèo trong nạn đối 1945, hơn nữa qua đó còn nhằm tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp. Bối cảnh chính diễn ra ở một xóm ngụ cư, nơi có cái đói đang hoành hành ở khắp nơi. Thứ đầu tiên bước vào câu chuyện đó là ánh sáng nhập nhòa chập choạng không sáng hẳn mà cũng không tối hẳn, trên con đường và ánh sáng đó leo lét hiện lên và bóng dáng người đi thì “xanh xám như những bóng ma”. Người sống thì nằm ngổn ngang khắp cả lều chợ còn người chết thì “cái thây nằm còng queo bên đường”. Quang cảnh được miêu tả thật rùng rợn đúng với cảnh đói chết chóc “bầy quạ cứ gào lên từng hồi thê thiết”, lâu lại văng vẳng cả tiếng thúc thuế rồi có cả không khí tang tóc ảm đạm “ “vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”.
Thứ hai, tác phẩm đã đi sâu khám phá về hạnh phúc và khát vọng sống của con người mà đại diện đầu tiên đó là nhân vật Tràng. Khi nhặt được vợ anh cũng phân vân có nuôi nổi mình không mà còn đèo bòng nhưng một lúc lâu sau thì anh ta lại “tặc lưỡi”: “Chậc, Kệ!”.
Khi đưa vợ về, cuộc đời khốn cùng đến nỗi mua hai hào dầu cũng đã thấy hoang phí lắm rồi nhưng lại nghĩ rằng “vợ mới vợ miếc thì cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ, chẳng nhẽ chưa tối đã súc ngay vào”. Đây là một sự kiện lớn trong cuộc đời Tràng và đó là ngày tràng có vợ và nhà cũng cần phải sáng.
Tiếp theo nhân vật chúng ta muốn nhắc tới đó là người vợ nhặt. Thị chấp nhận bỏ qua mọi ý thức về danh dự để theo không Tràng về nhà. Chính hoàn cảnh lúc bấy giờ đã đẩy con người ta phải bỏ cả danh dự để tồ tại, mặt khác nó còn bộc lộ lên được lòng ham sống một cách mãnh liệt nhất của một con người ở đáy tận cùng của xã hội.
Bà cụ Tứ – một người đã sắp gần đất xa trời nhưng lại có hi vọng về tương lai tươi sáng nhiều nhất,từ việc “đan cái phên ngăn riêng chỗ của vợ chồng đứa con cho kín đáo”, đến việc “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà”… “Mẹ chồng nàng dâu thu dọn cửa nhà, sáng hôm sau thị dậy từ sớm quét dọn nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng” và hình như ai nấy cũng đều nghĩ rằng “thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể sẽ khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn”. Qua đó chúng ta có thể thấy được niềm hi vọng về cuộc đời của các nhân vật, về hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp với nó vấn vương ở trong tâm trí của Tràng.
Giá trị nhân đạo của truyện còn được thể hiện ở một niềm tin sâu sắc vào sự đổi đời và vào lòng nhân hậu của con người. Tràng tuy có vẻ bề ngoài xấu xí nhưng bên trong lại chứa sự cảm thông, chứa lòng thường người sâu sắc, và đặc biệt là sự hào phóng chu đáo đó là đãi thị những bốn bát bánh đúc, mua một chai dầu và mua cho thị một cái thúng con con. Có thể đó là một hành động bình thường nhưng nó đã thể hiện được tình nghĩa và thái độ trách nhiệm của Tràng, của một người đàn ông.
Bà cụ Tứ là người có tấm lòng nhân hậu, yêu thương con mình hết mực và bà còn cảm thông cho tình cảnh của nàng dâu mà con mình mới “nhặt” được, “có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ”. Bà còn trăn trở về nghĩa vụ làm mẹ của mình đối với người con “trong mắt bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” nhưng bên cạnh đó bà cũng cố tạo nên niềm vui cho gia đình giữa cảnh đói nghèo này, người mẹ đó luôn sống vì con mình và luôn tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời mình trong sự chăm lo vun vén cho con cái.
Nổi bật nhất ở trong giá trị nhân đạo của tác phẩm đó là về niềm tin tưởng sâu sắc về con người lao động, vào bản năng sống và khát vọng sống mạnh mẽ của con người. Tình cảm nhân đạo của tác phẩm có nét mới hơn so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học hiện thực trước cách mạng.
Theo Hocsinhgioi.com