Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân.

Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân.

Hướng dẫn

Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân.

Bài làm

Một tác phẩm nghệ thuật hay chính là một tác phẩm mà để lại trong lòng độc giả những giá trị nhân văn sâu sắc, về lẽ sống, về những trăn trở cuộc đời và bài học cho người sau. Như tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, đằng sau hiện thực nghèo khổ lại là cả một niềm khao khát được sống, được hạnh phúc trong gia đình của những con người bình thường. Kim Lân đã dùng ngòi bút của mình để nói lên khao khát ấy một cách chân thực và đi vào long người.

Kim Lân, một nhà văn của những con người nông thôn chân chất. Cùng với đề tài người nông dân nghèo khổ những năm tháng kháng chiến, nhưng con người trong văn của Kim Lân tuy thô sơ mà không hề có nét tuyềnh toàng vây bụa. Đề tài nông thôn trong thơ Kim Lân vẫn có nét gì sang và yêu đời. Vợ nhặt chính là một tác phẩm như vậy, giữa nạn đói năm 1945, tình người vẫn được thắp sáng. Tác phẩm được im trong tập Con chó xấu xí viết năm 1962.

Vợ nhặt lấy bối cảnh nạn đói năm 1945. Chính cái nạn đói năm đó, đã cướp đi sự sống của cả cái xóm ngụ cư, không khí ảm đạm, chết choc bao chum cả làng. Nạn đói năm đấy đã biến Tràng thay đổi tới tiều tụy. Trước là một gã Tràng ngờ nghệch, hay chêu đùa với trẻ con trong làng thì giờ đây trẻ con cũng chẳng thêm đùa nữa “ chúng nó ngồi ủ rũ dưới những xó đường không thèm nhúc nhích “. Còn Tràng “ đi những bước chân mệt mỏi, chiếc áo nâu Tràng vắt sang một bên, cái đầu trọc lóc nhẵn chúi về phía trước “. Không khí chết choc đang bao chum cả xóm ngụ cư vì nạn đói. Vậy mà giữ cái đó khổ đấy, Tràng đã có vợ. Tràng đã có vợ. Tràng đã nhặt được vợ ngay ngoài vợ ngay ngoài trợ mang về. Nhặt vợ mang về như nhặt một cành củi khô ngoài chợ. Nghe có vẻ vố lí nhưng đó lại là sự thật. Có thể nghĩ hành động của Tràng là làm liều, mà giữa cơn đói này, nuôi than mình còn khó, mà Tràng còn dắt vợ về. Đó chỉ là suy nghĩ của những người vô cảm. Đối với ngòi bút đượm tình của Kim Lân thì là cả niềm khao khát được sống, được sống tiếp qua cái nạn đói này, không thể chết như vậy được. Bốn bát bánh đúc mà Tràng hứa với Thị, không phải là nguyên nhân chính để thị theo Tràng về làm vợ, mà dường như Thị thấy trong Tràng một tương lai về một tổ ấm gia đình. Đây chính là hy vọng của người đàn bà đang suy sụp, khao khát được hạnh phúc, muốn được nâng đỡ bởi người đàn ông, và tình yêu có thể vượt qua sự chết chóc này. Còn Tràng thì khao khát được tổ ấm, điều mà mẹ anh không thể làm cho anh vì gia đình quá nghèo. Giờ đây anh đã làm được.

Một mơ ước, một khao khát về một cuộc sống bắt đầu hé mở trong cả hai người. Dắt Thị về “ Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tang nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn “ Trẻ con trong xóm thấy lạ ra chêu “ Chông vợ hài “. Tràng bật cười “ Bố ranh “. Niềm hạnh phúc khi có vợ nộ rõ trên khuôn mặt và nụ cười của Tràng. Cả xóm ngụ cư bao trùm vẻ tang thương chết chóc “ Dưới những gốc đa gốc gạo xù xì, bóng người đói dặt dờ đi lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài ngõ cứ gào lên từng hồi “. Trong không khí ấy, việc Tràng đưa thị về đã làm xóm ngụ cư xôn xao hơn. Thị không hề xấu hổ về việc được Tràng nhặt về, nàng e thẹn nép sau lưng chàng chẳng khác gì con gái lớn mới vể nhà chồng. Không hề thua kém các dòng văn lãng mạn, hình ảnh Tràng và Thị hiện lên như một câu chuyện tình đầy niềm hạnh phúc, sự rụt rè của vợ chồng mới. Kim Lân dung ngòi bút của mình bầy tỏ sự cảm thông sâu sắc với vợ chồng Tràng và Thị. Kim Lân nhìn họ như những con người bình thường, và họ có quyền được sống, được khao khát niềm hạnh phúc.

Tình yêu thương giữa con người đã chiến thắng được sự chết chóc, có thể thay đởi hiện thực đời sống có phần khắc nhiệt. Giá trị nhân đạo không chỉ dừng lại ở việc trân trọng con người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Vợ nhặt của Kim Lân còn mang đến sức mạnh của tình yêu, đem lại niềm tin vào cuộc sống. Bà cụ Tứ nhìn thấy con dâu không hề có một chúc coi thường mà đầy sự thương cảm, bà thương và nghĩ “ không biết có qua nổi nạn đói năm nay không “. Bà thương cho con dâu, bà nghĩ người ta cưới “ ít cũng dăm ba mâm “ mà nhà Tràng thì nghèo quá. Tình thương giữa con người với con người càng được nổi bật. Việc có thêm người con dâu mới trong nhà không làm thay đổi được hiệ thực cái đói cái chết chóc đang bao chum nơi đây, trong ngôi làng này. Nhưng trong căn nhà này dường như đã có sự thay đổi, tràn đầy sinh khí “ Nhà cửa gọn gang/ ong nước đầy ắp “. Hắn thấy gắn bó và yêu thương căn nhà, hắn thấy hắn nên là người có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này. Như thổi thêm một luồng gió mới vào căn nhà, tình thương, niềm khao khát hạnh phúc ngày một lớn lên. Rõ rang sức mạnh của niềm tin đã làm thay đổi màu sắc cuộc sống của gia đình Tràng.

Lại quay lại với hiệ thực cuộc sống, trước mặt bà cụ Tứ và vợ chồng mới cưới nhà Tràng là nồi chè khoái đắng không thể nuốt nổi. Hiện thực về cái đói cái nghèo đã quay trở lại, dù có niềm tin, niềm khao khát nhưng hiện thực vẫn là hiện thực.Nhưng không, chính đây mới thấy sự tinh tế của Kim Lân, thấy được bút pháp tài năng của ông. Chính là đưa tin đồn Việt Minh phá kho thóc Nhật cứu đói cho dân cùng với tiếng trống thúc thuế. Một cuộc sống mới như hiện ra trước mặt ba con người đang ngồi trước nồi cám kia. Hình ảnh đoàn người trên đê, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng gieo vào long người hy vọng mới về cuộc sống no đủ. Và đây giá trị nhân đạo của tác phẩm được bộc lộ một cách rõ rang và chân thực nhất.

Vợ nhặt của Kim Lân quả là một tác phẩm hay đáng để cho chúng ta suy ngẫm về giá trị của cuộc sống này. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù nghèo khổ, túng bần nhất, thì có niềm tin, có khao khát hạnh phúc thì sẽ vượt qua được những hiện thực dù khốc nhiệt nhất trong cuộc sống. Vợ nhặt quả thực chứa đưng một giá trị nhân văn rất sâu sắc.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *