Bình giảng khổ thơ “Dốc lên khúc khuỷu…mưa xa khơi” trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng- Văn lớp 12

Bình giảng khổ thơ “Dốc lên khúc khuỷu…mưa xa khơi” trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng- Văn lớp 12

Hướng dẫn

Bình giảng khổ thơ “Dốc lên khúc khuỷu…mưa xa khơi” trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng- Văn lớp 12

Bài làm

Quang Dũng là một nhà thơ nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Ông không chỉ là một nhà thơ mà còn là một nhạc sĩ, một họa sĩ, nhà điêu khắc… Nên trong thơ ông thường có chất nhạc, chất họa, trữ tình lãng mạn, nhưng không kém phần anh hùng, bi tráng.

Bài thơ Tây Tiến là một bài thơ hay, với đề tài người lính trong kháng chiến tuy không phải là lạ lẫm với người đọc, nhưng thông qua cái nhìn của nhà thơ Quang Dũng thì hình ảnh người lính hiện lên vô cùng sinh động, chân thực, nhưng cũng rất lãng mạn đậm chất trữ tình, oai hùm.

Trong khổ thơ này thể hiện sự khó khăn, vất vả của người lính trên con đường hành quân gian nan của mình, gặp nhiều khó khăn, nhiều tình huống bi ai, đau xót khi người lính phải đối diện với cái chết, nhưng tất cả hiện lên vô cùng đơn sơ, chân thực, nhẹ tựa lông hồng, khiến người đọc cảm nhận được sự anh hùng của người lính.

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

Đoạn thơ thể hiện cảnh chiến trường vô cùng gian nan nguy hiểm. Trong khổ thơ này tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập giữa lên và xuống thể hiện sự trùng điệp của núi non hiểm trở, những khó khăn mà binh đoàn Tây Tiến phải vượt qua trong quá trình hành quân của mình.

Cảnh rừng Tây Bắc vô cùng hiểm trở hoang sơ, được tác giả Quang Dũng tái hiện lại vô cùng rõ nét, như một bức tranh thiên nhiên hoang vu, hiểm ác, khắc họa sự chân thực của cuộc sống người lính trong rừng như thế nào.

Người lính Tây Tiến phải đối diện những thử thách ghê gớm, rợn người với những giờ phút sinh tử có thể cận kề bất cứ lúc nào ám ảnh người đọc bởi sự thiếu thốn về vật chất, những trận sốt rét rừng.

Có những lúc người lính leo lên tới đỉnh núi cảm nhận thấy như ngọn súng chiến đấu của mình chạm tới những đám mây trên trời. Hình ảnh heo hút cồn mây súng ngửi trời thể hiện sự hiểm trở, hẻo lánh của vùng núi rừng Tây Bắc.

Nhưng cũng là hình ảnh nghệ thuật vô cùng tươi đẹp, thể hiện chất nhạc chất họa trong thơ của Quang Dũng. Thể hiện tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ lúc nào cũng sẵn sàng cho tình huống đối diện với giặc, nên ngọn súng dương cao không bao giờ ngủ yên, hay cúi xuống, tư thế sẵn sàng chiến đấu của người lính trong binh đoàn Tây Tiến.

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

Hình ảnh đoàn quân nghỉ chân giữa lưng chừng núi, giữa bốn bề hoang vu không gian bao la, người lính nhìn thấy những ngôi nhà xa xa những khói bếp quê nhà gợi lên ấm áp tình cảm quê hương, con người thân thiết.

Gợi lên những cảm xúc vô cùng thân thương, quen thuộc như gia đình mình ở đâu đó nơi xa kia. Câu thơ toàn thanh bằng làm cho khổ thơ đang trúc trắc gập ghềnh bỗng trở nên nhẹ bẫng, thổi một làn gió mát lành vào trong lòng người nghe người đọc.

Đó chính là sự tài tình của Quang Dũng khi viết bài thơ Tây Tiến, sự tinh tế của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ tạo cho bài thơ những âm hưởng giai điệu riêng, vô cùng độc đáo phóng khoáng.

Bài thơ Tây Tiến là bài thơ thể hiện khí chất anh hùng, bi tráng nhưng không kém phần lãng mạn của những người chiến sĩ bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống thực dân Pháp giải phóng dân tộc.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *