Phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc

Phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc

Hướng dẫn

Phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc

Tháng 10/1954, Trung ương Đảng chính phủ rời “ Thủ đời gió ngàn Việt Bắc” về với thủ đô hoa và nắng Ba Đình. Nhân sự kiện thời sự có tính chất lịch sử này Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc gồm 150 câu lục bát để nói lên nghĩa tình sâu nặng, nhắc nhở những người chiến thắng giữ tấm lòng thủy chung ân nghĩa với mảnh đất con người quê hương Việt Bắc đã đùm bọc mình trong những ngày gian khó. Đặc biệt, tám câu mở đầu là lời giao duyên đằm thắm của kẻ ở người đi thắm đượm ân tình cách mạng.

Bài thơ là một hoài niệm lớn, là những hồi tưởng đầy xúc động về những chặng đường kháng chiến ân tình găn bó thủy chung. Những hoài niệm thiết tha đã làm sống dậy những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình với thiên nhiên con người Việt Bắc với cuộc sống kháng chiến gian khổ và hào hùng. Tố Hữu đã khéo léo sáng tạo một tình huống đặc biệt đậm chất trữ tình để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Đó là một cuộc chia tay lưu luyến có kẻ ở người đi, có lời giao duyên tỏ bày tình cảm hoài niệm, ân nghĩa, ước vọng và tin tưởng. Tám câu mở đầu chính là những lời giao duyên gói trọn cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

Bốn câu đầu bài là lời ướm hỏi tình tứ ngọt ngào của người ở lại:

“ Mình về …

… nhớ nguồn”.

Thể thơ lục bát, cùng với lời xưng hô mình ta tạo nên những vần thơ kháng chiến lại giống những lời đối đáp giao duyên mặn nồng tình lứa đôi quen thuộc trong những khúc dân ca. Ở đây ta là núi rừng, con người Việt Bắc, mình là cán bộ, chiến sỹ về xuôi. Chia tách là vậy nhưng thực ra tuy hai là một, ta và mình chỉ là sự phân thân của một chủ thể trữ tình mà thôi. Cách cấu tứ đặc biệt, đối thoại là kết cấu bề thực chất là lời độc thoại, bộc lộ tâm trạng nhớ thương ân tình gắn bó mà Tố Hữu thay mặt những người khánh chiến bày tỏ với quê hương cách mạng.

Bốn dòng thơ kết cấu bằng hai câu hỏi. Câu hỏi đầu hướng về thời gian mười lăm năm ấy. Mấy chữ “15 năm ấy” gợi nhớ đến những câu kiều chan chưa ân tình “ 15 năm ấy biết bao là tình” – “15 năm ấy bây giờ là đây”, 15 năm là một thời kỳ lịch sử đầy biến dộng kể từ khi cách mạng còn trứng nước, “Khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh”. Rồi đến 9 năm kháng chiến trường kì mà kết thúc là chiến dịch Điện Biên Phủ “ Nên cành hoa đỏ nên thiên sử vàng”. Câu hỏi gợi nhắc 15 năm chiến đấu gian khổ gắn bó nghĩa tình sâu nặng với thiên nhiên cuộc sống Việt Bắc. Tất cả làn sóng lại một thời kì lịch sử gian khó nhưng oai hùng của dân tộc.

Câu hỏi thứ 2 “nhìn sông nhớ núi nhìn cây nhớ nguồn” thành ngữ dân gian nhắc nhở đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Từ “nhớ” được lặp lại tha thiết “ có nhớ ta, có nhớ không, nhớ núi, nhớ nguồn”. Đó vừa là lời nhắn nhủ về ân nghĩa cội nguồn vừa khẳng định tình cảm nhớ thương gắn bó của người ở lại. Hai câu hỏi 1 hướng về thời gian, một hướng về không gian gói trọn một vùng dân tộc, một vùng kháng chiến. Thắm đượm bao ân tình thủy chung gắn bó bền lâu. Tình cảm cách mạng ấy cũng thiết tha mặn nồng như tình duyên đôi lứa.

Bốn câu tiếp theo là tấm lồng của người ra đi, người cán bộ, chiến sỹ về xuôi đã cảm nhận được biết bao gắn bó nghĩa tình trong lời ướm hỏi của Việt Bắc nếu người ở lại hỏi về 15 năm thiết tha mặn nồng.

Tâm trạng người đi cũng tràn đầy nỗi nhớ câu thơ tách thành 2 vế đối. Bâng khuâng trong dạ/ Bồn chồn bước đi. Bâng khuâng lưu luyến trong nội tâm nhưng ngập ngừng bối rối trong hành động. Tố Hữu đã diễn tả thật tinh tế trạng thái tâm lí phức hợp trong lòng người ra đi. Chia tay vơi vùng đất gắn bó sâu nặng bao năm trời, lòng người kháng chiến không tránh khỏi sự bịn rịn lưu luyến. Nhưng cuộc chia tay này lại diễn ra trong bối cảnh kháng chiến thắng lợi nên lòng người cũng náo nức thấp thỏm khôn nguôi. Chân bước đi mà lòng ai ngược về chốn cũ một đảo ngữ nhỏ mà mật độ rất lớn từ láy gợi cảm xúc khiến cả không gian nhòa đi trong sự bịn rịn lưu luyến. Nhịp thơ đột ngột chuyển sang nhịp lẻ 3/3; 3/3/2 diễn tả thần tình một tình huống ngập ngừng những nghẹn ngào không muốn nói. Chút lằng lặng giữa dòng thơ ấy có sức gợi tả rất lớn.

“ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” tay trong tay biết bao lời muốn nói mà không nói được, nhưng tâm trạng bồn chồn bang khuânng đã thể hiện sâu sắc tình cảm của người đi. Nỗi nhớ cảu tác giả: “ Tiếng ai tha thiết bên cồn”, nhớ tình, nhớ cảnh, “ áo chàm đưa buổi phân li” càng khắc sâu thêm tấm lòng thủy chung son sắc của người kháng chiến với quê hương cách mạng.

Thơ xưa nói cảnh phân li thường viện dẫn sắc tím hoàng hôn hay màu vàng li biệt “ Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san” những cuộc chia tay này là sắc áo cahmf lại là màu chủ đạo. Áo chàm là biểu tượng cho con ngườii Việt bắc bình dị, chân chất, thắm đượm nghĩa tình sắc son, chung thủy sẽ không bao giờ phai nhạt. Từ Hán Việt phân li đem lại hương vị cổ điển cho cuộc chia tay.

Tám câu đầu ngắn gọn mà đầy đủ không gian và thời gian cả tâm trạng, nỗi niềm. Đó là cuộc chia tay trong tâm tưởng, một sự phân thân để bộc lộ tình cảm. Tố Hữu đã khéo léo tạo một tình huống trữ tình để thể hiện một cách chân thành, tinh tế tình cảm sâu nặng của cán bộ chiến sỹ về xuôi với quê hương con người Việt Bắc. Tám câu thơ đậm màu dân tộc từ giọng điệu, lời thơ, ngôn ngữ tạo nên hình ảnh là lời mở đầu cho khúc giao duyên thắm đượm nghĩa tình, những hoài niệm tha thiết gắn bó với những kỉ niệm nơi vùng quê cách mạng kháng chiến. chất giọng cảm xúc ân tình của 8 câu mở đầu ấy sẽ chi phối toàn bài thơ. Phần một của Việt Bắc là “bâng khuâng trong dạ”, phần 2 là “bồn chồn bước đi” khắc đậm mối tình miền ngược miền xuôi.

Không phải ngẫu nhiên Tố Hữu lấy tên Việt Bắc để đặt nhan đề cho tập thơ kháng chiến của mình. Việt Bắc không chỉ là một bản hùng ca mà còn là một khúc tình ca thể hiện những găn bó sâu nặng với con người, quê hương cách mạng. Có lẽ những ân nghĩa cội nguồn và hình thức biểu hiện giàu tính dân tộc đậm màu sắc dân gian và hương vị cổ điển đã thành sức sống bền lâu của bài thơ trong lòng bạn độc muôn thế hệ.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *