Phân tích đoạn đầu bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Phân tích đoạn đầu bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Hướng dẫn

Loading…

Phân tích đoạn đầu bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thuộc phần đầu chương V của bản trường ca ” mặt đường khát vọng ” được sáng tác ở chiến khu Bình Trị Thiên năm 1971 và xuất bản năm 1974, thể hiện nhiều suy ngẫm và cảm nhận rất độc đáo và mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Trong đó, đoạn đầu của đoạn trích nêu lên cách cảm nhận rất độc đáo về đất nước.

Ở phần 1, đất nước được cảm nhận từ những gì rất gần gũi, bình dị, nhỏ bé, thân thiết trong cuộc sống giản dị hằng ngày.

Để trả lời câu hỏi đất nước là gì? đất nước có từ đâu?, tác giả đã đưa ra cách lí giải rất thú vị: đất nước là nơi ta đã sinh ra, là mảnh đất đã ấp ủ, chắt chiu nuôi ta lớn lên, đất nước hiện hình từ câu chuyện cổ tích của mẹ, từ miếng trầu bà ăn, từ cây kèo cây cột ta ở, hạt gạo miếng cơm ta ăn hàng ngày cho đến các phong tục tập quán quen: ” tóc mẹ thì bới sau đầu “, đến cả đạo lí sống tình nghĩa thủy chung ” cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn “… tất cả đều cho thấy đất nước thật bình dị, gần gũi, thân thiết nhưng nó cũng rất bền vững sâu xa bởi nó là bản sắc văn hóa dân tộc, là điệu hồn của dân tộc đã được tồn tại từ ngàn xưa. Nguyễn Khoa Điềm đã để đất nước hóa thân vào cuộc sống hàng ngày, hóa thân vào cổ tích ca dao thần thoại, hình tượng thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã được dệt bằng những sợi tơ óng ánh sắc màu của văn hóa dân gian. Chất dân gian, hồn dân tộc như thấm sâu vào từng câu từng chữ, chính nó đã tạo nên một nghệ thuật vừa gần gũi quen thuộc vừa sâu xa kì diệu, có sức gợi dậy những cảm xúc sâu lắng, gợi lên hồn thiêng của non sông đất nước trong lòng người đọc.

Xem thêm:  Cảm nhận về hình ảnh Lor-ca qua bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”

Tác giả sử dụng các yếu tố dân gian nhưng không tái hiện nguyên vẹn mà chỉ mượn ý mượn lời mượn hình ảnh để lồng vào thơ một cách linh hoạt sáng tạo. Như vậy, trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm đất nước được hiện thực đầu tiên từ bản sắc văn hóa dân tộc.

Ở phương diện hai, đất nước được nhìn từ phương diện là không gian địa lý, tác giả khai thác hai thành tố đất và nước từ nghệ thuật chơi chữ bằng cách ” chiết tự ” không những không làm người đọc hiểu sai ý nghĩa vấn đề mà còn tạo nên sự suy luận rất độc đáo: đất và nước kết hợp hài hòa với nhau để tạo nên không gian địa lí rộng của đất nước, không gian ấy là núi sông ruộng đồng, rừng bể mênh mông từ nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc đến nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi, tức là từ rừng xa cho đến biển rộng mênh mông bát ngát, nhưng không gian ấy là không gian sinh tồn của bao thế hệ, là nơi dân mình đoàn tụ và cũng là nơi gắn liền với tình yêu đôi lứa của anh và em.

Ở phương diện ba, đất nước được cảm nhận từ không gian địa lí đến thời gian lịch sử. Đất nước được cảm nhận trong thời gian đằng đẵng nhưng đó không phải là thứ vô tri vô giác mà nó gắn liền với thời gian lịch sử của quá trình dựng nước và giữ nước. Tác giả đã nhắc tới Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng là muốn nhắc đến cội nguồn dân tộc, nhắc đến Vua Hùng là người đã có công gây dựng đầu tiên nên đất nước này. Tiếp đó là các thế hệ nối tiếp nhau trong suốt bốn nghìn năm lịch sử cùng đóng góp phần mình xây dựng và bảo vệ đất nước.

Xem thêm:  Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị

Không chỉ dừng lại ở văn hóa, địa lí và lịch sử, một cảm nhận vô cùng thấm thía của Nguyễn Khoa Điềm là đất nước nó không ở đâu xa mà là kết tinh hóa thân trong cuộc sống của mỗi con người. Đó là sự gắn bó máu thịt giữa số phận cá nhân và vận mệnh chung của cả cộng đồng, không phải là chỉ riêng cá nhân ấy mà nó là của đất nước bởi mỗi chuyển động đều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần của dân tộc và đất nước.

Loading…

Đất nước ở trong ta là máu xương của mình đòi hỏi mỗi con người, đòi hỏi anh và em phải biết gắn bó thương yêu, phải có trách nhiệm với đất nước, tình yêu đất nước là tình yêu máu thịt, yêu chính sự sống của mình cho nên ” phải biết gắn bó và san sẻ”, ” phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở “. Tức là phải biết cống hiến và khi cần phải biết hi sinh để ” làm nên Đất Nước muôn đời “. Nếu mọi người dân trên đất nước đều có ý thức trách nhiệm, đều biết gắn số phận cá nhân với số phận cộng đồng, biết yêu thương trân trọng, đóng góp dựng xây, giữ gìn và bảo vệ sẽ tạo nên một đất nước hài hòa, lớn lao, thắm đẹp trường tồn đến muôn đời.

Có thể thấy ở đoạn đầu, cách cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm vừa tổng hợp toàn vẹn vừa sâu sắc thấm thía, cho người đọc hiểu rõ được vẻ đẹp độc đáo, thiêng liêng một cách khái quát rõ rệt nhất.

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão- Văn lớp 12

Nguồn: Bài văn hay

Theo Hocsinhgioi.com

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *