Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Hướng dẫn

Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Nhắc đến Vợ chồng A Phủ là chúng ta liên tưởng ngay đến nhân vật Mị. Đây là nhân vật được nhà văn Tô Hoài khắc họa một cách đặc biệt với hình tượng rất riêng ở ngay đầu tác phẩm.

Nhân vật Mị xuất hiện trong sự đối lập, nghịch cảnh: con người đặt cạnh những vật vô tri vô giác: ” tảng đá trước cửa “, ” tàu ngựa ” đối lập sự đông vui, tấp nập, nhộn nhịp của nhà thống lí Pá Tra.

Mị là người nhà già giàu, nhiều nương, nhiều bạc,nhiều thuốc phiện nhất làng, lẽ ra phải vui, sung sướng nhưng lúc nào cũng vậy,dù quay sợi, dệt vải…lúc nào cũng cúi mặt buồn rười rượi.

Đặt Mị trong sự đối lập để giới thiệu thân phận: con dâu trừ nợ để tạo thủ pháp gây hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

Mị xuất hiện với thân phận đau khổ, cực nhọc bởi vì đặt trong tình huống rất éo le. Bản thân Mị là người con gái xinh đẹp, tài giỏi, chăm chỉ, siêng năng, hiếu thảo, có đủ phẩm chất để xứng đáng có cuộc sống hạnh phúc.

Trở thành con dâu trừ nợ, ban đầu Mị phản kháng quyết liệt: có đến hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc,đỉnh điểm là Mị định tự tử. Sự phản kháng đó thể hiện lòng ham sống, khát vọng tự do,vì thương bố,Mị không đành lòng chết,ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi. Mị tưởng mình là con trâu con ngựa, mỗi ngày Mị càng không nói ” lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa “.

Mị chỉ nhớ những việc lặp đi lặp lại giống nhau tiếp nhau vẽ ra trước mặt,mỗi năm,mỗi mùa, mỗi tháng làm đi làm lại:” Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp và dù đi hái củi, lúc bung ngô lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời cũng thế. “

Mị sống cuộc đời con người nhưng giống như một cỗ máy không hơn không kém, không có hi vọng không có hạnh phúc, không có cảm xúc vui,buồn, không có cả ý niệm về thời gian. Bản thân không còn biết đến đau khổ, tuy nhiên, ở Mị có sức sống tiềm tàng, khao khát cuộc sống, hạnh phúc vẫn âm ỉ, chỉ chờ dịp thổi bùng lên.

Chế độ phong kiến, tư tưởng” thần quyền ” có thể khiến cho con người bị tê liệt về tinh thần, bị đày đọa về thể xác, buông xuôi, phó mặc cho hoàn cảnh, trở thành một thứ công cụ lao động đặc biệt. Nếu như nhà văn miêu tả cái buồng của Mị ” nằm kín mít, có một cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào thông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng thì nhà văn lại bình luận: ” Mình nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi “.

Ở Mị sức sống tiềm tàng đã trỗi dậy. Mùa xuân đến, tác nhân trực tiếp là rượu, tiếng sáo. Khi uống rượu say, Mị uống ừng ực từng bát, bị say lịm người và nhìn mọi người nhảy đồng,hát,lòng Mị đang sống về ngày trước, tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng,Mị nhớ ngày trước Mị thổi sáo rất giỏi. Mùa xuân này Mị uống rượu bên bếp lửa, uốn chiếc lá trên môi,thổi lá cũng hay như thổi sáo. Khi mọi người đi chơi đã vãn cả, Mị đứng dậy không đi chơi mà từ từ bước vào buồng, phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này sẽ ăn cho chết luôn chứ không buồn nghĩ lại nữa,nhớ lại thì nước mắt ứa ra. Cảm xúc sung sướng, Mị muốn đi chơi, khát vọng sống cuộc sống con người đã trở lại với Mị. Mị đến góc nhà lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Mị cũng sắp đi chơi, Mị cuốn lại tóc, lấy tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách nhưng Mị đã không thể đi chơi vì A Sử đã trói Mị vào cột.

A Sử trói được thân xác Mị nhưng không trói được tâm hồn, khát vọng Mị.

Ngay cả khi bị trói đứng ở cột nhà trong bóng tối, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. Sự hồi sinh của Mị xuất hiện trong một tình huống bị kịch: khát vọng mãnh liệt và hiện thực phũ phàng.

Đỉnh điểm của sức sống tiềm tàng là lúc Mị cắt dây trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài. Có thể thấy Mị là một cô gái sống nội tâm, tự âm thầm nhưng cũng rất mạnh mẽ, đây chính là biểu hiện của tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Tô Hoài.

Nhân vật Mị được Tô Hoài đi sâu để cảm nhận, phát hiện những nét đẹp, nét riêng trong đời sống nội tâm của nhân vật, và đây cũng là điểm gây ấn tượng đối với người đọc. Mị- không chỉ đẹp ở ngoại hình tính cách mà đẹp cả ở trong tâm hồn.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *