Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
Hướng dẫn
Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Minh Châu là một trong nhưng nhà văn của quần chúng, ông luôn trăn trở về nghề và người. Vào năm 1972, giữa những lúc đang viết những niềm suy tư trăn trở đó thì nguyễn Minh Châu đã thay đổi cảm hứng từ sử thi trữ tình lãng mạn sang cảm hứng thế sự đời thường. Sự thay đổi đó đã để lại một dấu ấn thực sự rõ nét trong các nhân vật nữ của ông, tiêu biểu là người đàn bà hàng chài trong truyện “chiếc thuyền ngoài xa”
Người đàn bà trong chiếc thuyền ngoài xa được Minh Châu miêu tả là người có sức chịu đựng vô bờ bến “khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng vì kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”.
Đây chính là chi tiết đáng giá để nhấn mạnh tới sức cam chịu, bình thường lúc mệt mỏi người ta thường hay cái gắt, ấy thế mà người đàn bà đó vẫn cam chịu được những cơn cuồng nộ của chồng.
Khi biết mình phải chịu đòn thì người đàn bà có hành động thực sự ý nghĩa đó là đưa cánh tay lên định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống đưa cặp mắt nhìn xuống chân, quay lại phía con thuyền để xác nhận rằng không hề có đứa con nào ở đó. Chị còn là người có hiểu biết sâu sắc về lẽ đời, hiểu rõ về cả hoàn cảnh của mình, của đời. Chị hiểu nỗi khổ bế tắc của người chồng, đó là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh. Chị nói chồng chị vũ phu là do đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều, thuyền lại chật cho nên chị chấp nhận để chồng đánh ngày ba trận nhẹ có nặng có. Nỗi đau khổ lớn nhất của chị đó là để đàn con bị tổn thương và khi biết thằng Phác chứng kiến cảnh bố nó hành hạ mẹ nó thì lòng chị đau hơn cả những trận roi đòn.
Người đàn bà ấy còn là người giàu tình yêu thương. Chị yêu thương cảm thông cho lão chồng đã hành hạ chị suốt đời bởi vì chị biết chồng chị chỉ là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh. Chị còn là người chắt chịu những hạnh phúc nhỏ nhoi, có thể chấp nhận những đắng cay đó cho riêng minh để đàn con chị được ăn no, vợ chồng con cái hòa thuận. Chị còn là người giàu lòng tự trọng, chị có cách ứng xử cũng rất tự trọng: đó là xin lão chồng đưa lên bở mà đánh để các con không phải nhìn thấy, khi biết Phùng và con trai chứng kiến cảnh mình bị đánh thì chị vô cùng đau đớn, nhục nhã, xấu hổ. Thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng sau mỗi trận roi đòn chị lại đi thật thật nhanh để ra khỏi bãi xe tăng để đuổi kịp gã chồng. Đó là sự nhẫn nhục của người có tự trọng. Chính vẻ đẹp trong tâm hồn đó đã khiến cho Phùng và Đẩu nhận ra được nhiều điều: cuộc sống không đơn giản một chiều, không thể giải quyết vấn đề cuộc sống bằng lòng nhiệt tình, ý thức sách vở.
Với nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được hình ảnh nhân vật người đàn bà với những đường nét thô kệch nhưng lại mang một vẻ đẹp rất thực, ẩn sâu và khuất lấp giữa những kiếp người nhọc nhằn, lam lũ.