Bình giảng 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc

Bình giảng 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc

Hướng dẫn

Bình giảng 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn

Quả thật hai câu thơ của Chế Lan Viên mãi mãi luôn làm sống dậy những tình cảm chân thành và thiết thực nhất khi ta phải rời xa một nơi đã trở nên quá quen thuộc. Nơi ấy, cây cỏ đất đai giờ cũng như hóa thành một tâm hồn sống động,cũng quyến luyến như chia tay với người đi. Việt Bắc cũng là một bài thơ như vậy,lấy cảm hứng từ cuộc chia tay của các cán bộ lãnh đạo từ Việt Bắc về Hà Nội, những tình cảm gắn bó, như tình anh em bằng hữu sống dậy và cuộn trào. Việt Bắc cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ thời kì kháng chiến chống Pháp.

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam trong thời kì đất nước chia cắt bị xâm lược. Những vần thơ giản dị đã trở thành những bài thơ thuộc lòng không chỉ có những tầng lớp cách mạng biết đến mà còn là nhiều tầng lớp khác. Thơ ông đậm đà tính dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện. Ngay từ đầu bài thơ Việt Bắc, những câu thơ vang lên như một lời thủ thỉ tâm tình của người Đi với người Ở dành cho nhau. Với cách xưng hô hết sức thân thiết “ Mình – Ta” mà khổ thơ cũng như toàn bài thơ tạo được dấu ấn sâu sắc trong long người đọc:

“ Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?”

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Chỉ với 8 câu thơ, nhưng những gì mà Tố Hữu khắc họa ngay từ đầu đã mang lại cho độc giả những cảm giác thật gần gũi, “ Mình và Ta “ như anh em trong một nhà vậy, bây giờ” Mình về, Ta ở lại “ bao nhiêu cảm xúc dâng trào. Có thể nói Tố Hữu là nhà thơ vận dụng các yếu tố nghệ thuật của dân tộc. Một điều chúng ta có thể thấy ngay đó chính là thể thơ của bài thơ.Lục bát với câu sáu câu tám xen kẽ, là một thể thơ truyền thống của Việt Nam, khiến nhà thơ có thể dễ dàng bộc lộ tình cảm đắm thắm. Hơn nữa thể thơ lục bát này thực sự rất uyển chuyển, giống như lời ăn tiếng nói hàng ngày mà con người ta vẫn thường trao cho nhau.

“ Mình về “ Ta ở lại nhưng câu hỏi “ có nhớ ta ở giữa câu thơ như kéo tình cảm thân thiết của mình và ta lại với nhau. Tình cảm đó không dễ gì mà gây dựng cũng không dễ gì mà quên đi được. Cách dùng mình ta trong bài thơ giúp người ở lại thể hiện tình cảm một cách dễ dàng nhất. Tình cảm nào bằng tình cảm quyến luyến này. Hơn nữa mình và ta lại có thời gian gắn bó lâu dài” 15 năm ấy” thời gian dài và đầy khó khăn vất vả cũng đầy những chia sẻ ngọt bùi, làm sao mà dễ dàng quên được. Câu hỏi ở cuối giống như một lời bộc bạch từ đáy lòng, “ nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”. đấy, một khi tình cảm gắn bó với nhau thì tất cả mọi thứ xung quanh đều trở thành cái cớ cho sự nhớ nhung, sông núi, nguồn cuội.

Bốn câu sau được xem như là lời đáp lại:

“ Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Hình ảnh và âm thanh trong ngay câu đầu tiên cũng gợi ra cho chúng ta nhiều liên tưởng. “ ai “ đó có thể là người ra đi, người về miền xuôi nhưng cũng có thể là những người dân Việt Bắc, họ cũng quyến luyến bịn rịn với nhau, không muốn tách rời, có ai có thể hiểu đc chứ, sống trong hoàn cảnh ấy ta mới thấy tình người thật cao quí biết bao. Hai tính từ trong bài là “ bâng khuâng, bồn chồn” như càng tô đậm tâm trạng và cảm xúc của khung cảnh chia tay. cảm xúc đó là buồn vui lẫn lộn, tới lúc chia tay rồi nhưng chân thì phải bước nhưng lòng thì lại bối rối, chưa dám bước. Hình ảnh áo chàm trong khổ thơ xuất hiện như là hình ảnh giản dị của những con người áo mộc mạc trong cuộc sống giản dị đời thương nhưng hình ảnh này cũng gợi tới màu áo của sự nghèo khó của người dân Việt Bắc. Hình ảnh áo chàm là ẩn dụ cho những con người Việt Bắc nhưng cũng góp phần ám chỉ tình cảm son sắt khó phai của “ mình và ta”.

Câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” đầy tính chất biểu cảm, đây không phải là không có gì để nói mà là vì xúc động nghẹn ngào không thốt được nên lời. Những lời không nói ấy có lẽ đã nằm hết trong ba chữ “Cầm tay nhau”. “Cầm tay” là biểu tượng của tình yêu thương đoàn kết. “Cầm tay” là đã đủ nói lên bao cảm xúc trong lòng rồi. Cũng giống trong bài thơ “ Những chiếc xe không kính” những cái bắt tay qua cửa kính vơi đi rồi như chắp nối thêm động lực cũng như tình cảm gắn bó,tình đồng đội tình đồng chí, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong chiến tranh ác liệt.

Chỉ với 8 câu thơ và với thê thơ lục bát, không có gì để diễn tả hay hơn những cảm xúc lắng đọng những tình cảm thiêng liêng không phải dễ gì mà vun đắp. Tình cảm đó thật dung dị nhưng cũng nồng nàn chân chất và gắn bó bền chặt.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *