Phân tích đoạn đầu của bài thơ Đất nước
Hướng dẫn
Phân tích đoạn đầu của bài thơ Đất nước
Đất nước là đề tài mà khiến nhiều nhà thơ nhà văn khơi nguồn sáng tạo.Từ những bài thơ giản dị tới những bài thơ mang cảm hứng yêu nước sâu sắc, Đất nước la hai tiếng thiêng liêng và tràn trề cảm xúc. Là một nhà thơ trẻ, trưởng thành trong thời kì chống Mỹ cứu nước, nặng tình với non sông, người trí thức Nguyễn Khoa Điềm cũng góp riêng một tiếng nói của mình để khẳng định sự lớn dậy ấy. Và bài thơ Đất Nước đã ra đời đóng góp vào văn chương những vần thơ giản dị nhưng hồn hậu và thiêng liêng.
Trường ca Mặt đường khát vọng mà âm điệu chính là những lời ngợi ca, đó là những suy nghiệm sâu lắng về đất nước, về thời đại. Dù mới mẻ, thơ của Nguyễn Khó Điềm về chủ đề quen thuộc này cũng đã khẳng định một cách nghĩ, cách nhìn mới. Những câu chuyện những lời thơ dễ dàng đi vào lòng người một cách tự nhiên nhất.
Chất liệu được sử dụng trong bài thơ nhất là những câu thơ mở đầu là những thứ rất cụ thể gần gũi. Để thể hiện sự hiện hữu cùa đất nước này ở chiều sâu của thời gian, chiều rộng của không gian, trong đoạn mở đầu, ông đã tập trung sử dụng rất nhiều hình ảnh hết sức cụ thể, gần gũi đầy thân thương nhưng lại có sức liên tưởng mãnh liệt và tính khái quát cao. Có thể thấy từ câu thơ thứ nhất,Đặc biệt, ông nối kết để tạo nên mạch thơ nói về sự hiện hữu của đất nước bằng điệp từ có. Bằng việc sử dụng điệp từ này đã nối kết những hình ảnh tưởng chẳng liên quan gì với nhau thành một khối không thể tách rời, khẳng định sự hiện hữu vừa có tính truyền thống vừa đầy ân tình sâu nặng của đất nước. qua những câu thơ như những lời hát ru, chúng ta càng thấm thía tình yêu về hà nội.
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng
Đất nước có từ ngày đó…
Những hình ảnh được sử dụng làm chất liệu mộc mạc chân tình, những hình ảnh thơ đầy sức tưởng tượng của tác giả về sự hiện hữu của đất nước.cách gợi hình ảnh của tác giả khiến độc giả rất thích thú vì có cơ hội tìm về với nguồn cội. Bắt đầu khơi gợi với cụm từ “Ngày xửa ngày xưa” không rõ là từ khi nào, nó như mở đầu cho những câu chuyện cổ tích, hình ảnh người bà – nhà thơ muốn nói rằng đất nước này đã tồn tại từ lâu đời, tồn tại từ thuở Mang gươm đi giữ nước – Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long, cái thuở Nam quốc sơn hà. Hình tượng đất nước lớn lên và được bao bọc với những phong tục, cốt cách của một dân tộc đậm tình, đậm nghĩa nhưng cũng sẵn sàng xả thân khi tổ quốc lâm nguy. Đó là những câu thơ với hồn thơ rất thân thương, hình ảnh khi đất nước hiện hữu vừa thật nhỏ nhoi, lại vừa thật tình cảm nơi miếng trầu. bây giờ bà ăn. Tác giả không gợi ra hình ảnh hay khái niệm đất nước ở đây với những thứ vừa trừu tượng vừa cụ thể được truyền từ ngàn đời, biết bao nhiêu thế hệ. Có thể nói, ở đây, sức liên tưởng thật sáng tạo, đầy ắp những nét đẹp về phong tục, tập quán, bản sắc quê hương:
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Những tình cảm thân thương, giản dị nhưng gắn liền với phong tục với nền tảng văn hóa từ buổi đầu dựng nước. Chúng ta thấy, ở đó, có những bàn tay, những trái tim, những con người cần cù chịu thương chịu khó, lam lũ cần cù, một nắng hai sương. Hơn thế, trong khổ đầu này có sự tồn tụ hiện hữu có khi phải được đánh đổi bằng máu xương, mồ hôi, nước mắt của cả một dân tộc luôn cần phải Rũ bùn đứng dậy tự khẳng định mình. Như vậy, từ những điều thân thương và cả hi sinh, tác gải đã dẫn cho chúng ta vào những câu chuyện đất nước bất tận.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng
Đất nước có từ ngày đó…
Không nói rõ là thời gian là bao giờ nhưng với cách đi vào vấn đề như những câu chuyện,cứ dẫn dắt người đọc vào đó,khiến chúng ta nhận thức được đất nước như thế nào từ bao giờ, cứ thấm đượm tình cảm thiêng liêng này. Tất cả thật tự nhiên không một chút gượng gạo gì, và đất nước là như thế
Với 9 câu đầu thôi mà Nguyễn Khoa Điềm đã khiến người đọc bắt đầu chìm đắm vào cuộc sống thế giới và không gian của truyền thống của những nét đẹp văn hóa linh thiêng. Câu thơ trong bài thơ đã khơi gợi những nét đẹp, lôi cuốn người đọc người nghe.