Phân tích truyện ngắn Một người Hà nội

Phân tích truyện ngắn Một người Hà nội

Hướng dẫn

Phân tích truyện ngắn Một người Hà nội

Nguyễn Khải, tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải là một nhà vănđược trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau cách mạng tháng Tám 1945

Viết Một người Hà Nội, điều cơ bản mà nhà văn hướng đến chưa hẳn là ca ngợi một con người, cho dù người đó đáng ca ngợi bao nhiêu đi chăng nữa. Cảm hứng chính của ông là khám phá bản sắc văn hóa Hà Nội – cái quyết định vận mệnh và vị thế của Hà Nội trong lịch sử, cũng là cái làm nền tảng cho bước phát triển mới của nó trong tương lai.

Trong tác phẩm Hình tượng bà Hiền được xây dựng lên như để chứng minh có một tinh thần Hà Nội, bà không phải là một “tấm gương” kiểu mẫu hiểu theo nghĩa thông thường để các tổ chức xã hội mà chỉ là người dân bình thường, dù xuất thân là con nhà “tư sản”, dù đã có một thời “vang bóng”.Tác giả đã chọn cách kể chuyện và mở đầu thật giản dị:Bà là một người bà con xa, người dì họ của “tôi”, thế thôi! Mọi việc bà làm đều tự nhiên, như cuộc sống hàng ngày, chẳng gây chấn động gì tới xung quanh cả. Theo mạch kể của nhân vật “tôi”, người đọc thấy quả không có gì đáng gọi là “sự kiện” việc bà Hiền lấy chồng, quản lí gia đình, sinh con, dạy con, cho con đi bộ đội, tiếp khách, bài trí nơi ở, duy trì nếp sinh hoạt riêng,…Và câu bình phẩm của “tôi”, rằng, việc bà lấy ai không lấy, lại lấy một ông giáo cấp tiểu học hiền lành chăm chỉ làm chồng đã “khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc”, Bà Hiền biết rõ mình là ai bà hiểu sâu xa mình là người Hà Nội. Sau năm 1954, gia đình bà chẳng di cư vào Nam vì “không thể rời xa Hà Nội”. Đây không đơn giản chỉ là một biểu hiện của tình yêu đối với nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng mình, mà còn là một biểu hiện của niềm tin vào thế tồn tại bền vững của mảnh đất đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, có văn hóa riêng.

Tác giả và nhân vật “tôi” – một sự hóa thân của ông – thì ý thức về điều này quá sâu sắc. Nhân vật “tôi” cũng khó lòng quên lời bà Hiền răn lũ con của anh: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”. Hóa ra vậy, làm người Hà Nội vừa là một vinh dự, vừa là một trách nhiệm.bà hỏi: “Anh ra Hà Nội lần này thấy phố xá thế nào, dân tình thế nào?” Ngỡ đó chỉ là một câu hỏi xã giao thông thường mà thực chất lại gửi gắm bao nỗi niềm, bao phấp phỏng và hi vọng về tương lai của Hà Nội, nó chứng minh sự gắn bó làm một, rất máu thịt, giữa bà Hiền và Hà Nội. Nhưng cốt lõi ứng xử của người Hà Nội được thể hiện qua bà Hiền là cái gì? Khi kể về bà, nhân vật “tôi” rất hay nói đến chữ tính: “tính thế là đúng”, “Mọi sự mọi việc đều được các bà tính trước cả. Và luôn tính đúng…”, “đã tính là làm”, “Cô tôi tính toán việc nhà việc nước đại khái là như thế”, “cô muốn mở rộng sự tính toán…”. Bà Hiền có thể “cười rất tươi” – một kiểu cười quá đỗi tự tin – khi ông cháu thóc mách: “Tại sao cô không phải học tập cải tạo, cô giấu cũng tài nhỉ?” Nói ra toàn những chuyện như thế về bà Hiền, phải chăng tác giả muốn kết luận rằng cái “bản sắc” của người Hà Nội là tính và khôn?.Tự trọng ở đây gắn liền với việc không để mình rơi vào tình trạng nhục nhã, sống giữ được cốt cách và không quên trách nhiệm với cộng đồng. Những lời thổ lộ của bà Hiền xung quanh việc bằng lòng cho hai đứa con đi bộ đội thể hiện rõ điều này: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”, “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”, “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ có hay hớm gì”… Không phải không có những ngộ nhận về tính cách người Hà Nội. Trong truyện, tác giả đã khéo tạo ra một tình huống để làm rõ vấn đề này. Trong khi nhân vật “tôi”, giữa một bữa tiệc, đã “nói hơi nhiều” những ý chê trách Hà Nội trong sự so sánh nó với những vùng miền khác, thì nhân vật Dũng, con bà Hiền, mới từ chiến trường miền Nam trở về, đã kể cho mọi người nghe về phản ứng tâm lí của một người mẹ Hà Nội có con hi sinh: “Bà níu chặt lấy một cánh tay của cháu, người bà run bần bật nhưng không khóc, và bà nói run rẩy: “Nín đi con, nín đi Dũng! Cô đã biết cả. Cô biết từ mấy tháng nay rồi”.

Bà Hiền có một quan điểm hết sức khác thường: “Xã hội lúc nào cũng phải có một giai tầng thượng lưu của nó để làm chuẩn cho mọi giá trị…”. Chưa hết, bà còn phát biểu về cái huyền vi của sự sống mà càng ngày ta càng phải thừa nhận: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”.Như vậy, trong cái tính của bà Hiền có chứa đựng một “tầm nhìn xa” đáng để cho nhân vật “tôi” phải thốt lên khâm phục: “Bà vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc…”. Chính tầm nhìn xa có ở bà Hiền, rộng ra là có ở nền văn hóa của đất kinh kì đã tạo nên cái mà trên kia ta đã gọi là thế tồn tại uyển chuyển và ngoan cường của Hà Nội, vượt lên trên mọi ba động của đời sống chính trị.

Chi tiết bà Hiền kể cho nhân vật “tôi” nghe về sự hồi sinh sau cơn bão của cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn mang ngụ ý triết lí sâu sắc. Kì thực, ý nghĩa của nó trong cấu trúc chỉnh thể của tác phẩm còn lớn hơn thế. Nhiều quan điểm được nói ra từ miệng bà Hiền cũng là cái mà nhân vật “tôi” và tác giả tỏ ra tâm đắc. Lời trần thuật khách quan về đối tượng đã quyện chặt với lời phân tích mang theo cách đánh giá riêng của người viết. Đây quả là một nét đặc sắc của Nguyễn Khải.

Nhìn chung, bà Hiền đúng là một người Hà Nội, dù bà không thuộc “típ” điển hình quen thuộc mà văn học cách mạng một thời ưa xây dựng trong cảm hứng ngợi ca. Dĩ nhiên, bà cũng đã dành được sự ngợi ca, quý trọng rất mực của nhân vật “tôi”, của tác giả, nhưng đây là sự ngợi ca, quý trọng xuất phát từ một tiêu chí đánh giá khác với trước. Cái lõi của tiêu chí đó chính là sự khẳng định bản lĩnh cá nhân của con người trong đời sống – điều sẽ khiến cho con người trong khi biết thích ứng với thời đại thì vẫn đóng góp được nhiều cho việc cải biến, cải tạo môi trường tồn tại của mình theo hướng tích cực. Hoàn toàn có thể nói bà Hiền chính là nhân vật lí tưởng

Nguyễn Khải – một nhà văn vẫn được nhiều người viết khác cùng thế hệ bái phục về “năng khiếu” có thể gài lồng được vào sáng tác của mình những tư tưởng riêng đầy táo bạo, không dễ phát ngôn, về đời sống. Một người Hà nội rất giản dị nhưng để lại trong người đọc nhiều suy ngẫm thú vị.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *