Phân tích hình ảnh đôi bàn tay của Tnú
Hướng dẫn
Phân tích hình ảnh đôi bàn tay của Tnú
Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê ở Quảng Nam, Đà Nẵng. Có thể nói: Mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ với những tập tục văn hóa lâu đời, với truyền thống đấu tranh bất khuất đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào của nhà văn.
Rừng xà nu là một trong số những tác phẩm tiêu biểu, là bản anh hùng ca mang đậm tính lịnh sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh thần thánh chống đế quốc Mỹ.
Nhân vật tiêu biểu nhất trong tác phẩm là T nú. Hình ảnh đôi bàn tay của Tnú mang đến những ấn tượng rất lớn trong lòng người đọc. Đặc biệt nó mang đậm ý đồ nghệ thuật mà tác giả muốn gửi gắm qua đó. Bằng ngòi bút khắc họa nhân vật tài tình và khuynh hướng sử thi làm chủ đạo, nhân vật T nú hiện ra với một góc nhìn vừa mới vừa đầy tính chất anh hùng của thời đại.
Đây là một nhân vật anh hùng, là người con vinh quang của làng Xô Man đã được Nguyễn Trung Thành khắc họa bằng những đường nét độc đáo. Tính chất sử thi được thể hiện rõ nhất ở chỗ cuộc đời ngỡ như có số phận riêng nhưng thực ra T nú lại đại diện cho số phận và con đường đi lên của dân tộc.
Bàn tay T nu cũng gợi ra tính cách và cuộc đời của con người Tây Nguyên này. Có những lúc anh phải chịu những đau khổ những đòn đau của địch. Bàn tay ấy cầm chông cầm giáo, bàn tay bao bọc vợ con dù phải hi sinh thân mình. Và đến cuối cùng bàn tay ấy cũng giết chết biết bao nhiêu kẻ thù để báo thù cho tất cả những đau thương mà nó cũng như chủ nhân nó phải chịu.
Bàn tay ấy khi còn lành lặn thì cùng Mai học chữ trong rừng. Cùng với thời gian trôi qua thì bàn tay ấy đã nhanh nhẹn cầm những thứ liên lạc vượt qua mọi gian nan và những vòng vây của giặc để mang đến cho những người cán bộ trong rừng.Mặc dù là một người khi còn nhỏ nhưng đã mang những phẩm chất anh hùng một bàn tay nhỏ nhắn như vậy mà có thể cầm biết bao nhiêu đồ như vậy, qủa thật rất đáng khen. Bàn tay ấy không chỉ vậy mà còn gan góc cầm đá đập vào đầu của T nú khi học ngu chữ. Khi đôi bàn tay ấy cầm phấn học bài nhưng khi không học được thì cũng chính bàn tay ấy đã đập đầu khiến cho máu chảy ròng ròng. Bàn tay làm nổi bật lên hình ảnh người anh hùng Tây nguyên. Bàn tay ấy còn mang một vẻ đẹp lớn đó là vẻ đẹp của sự gan dạ nữa: vạch rừng vượt thác để đem thư mật đến cho những người cộng sản. Và ngay cả khi bị bắt thì đôi bàn tay ấy cũng không ngần ngại mà chỉ thẳng vào bụng mà nói “cộng sản ở đây này”. Qua những lời lẽ của anh thì ta cũng thấy được Tnu’ là người gan góc tới như thế nào.Có thể nói vẻ đẹp của Tnú qua đôi bàn tay lại được hiện lên.
Bàn tay anh là một bàn tay dịu dàng ấm áp dắt Mai đi đến những hạnh phúc và yêu thương, cầm tay Mai hẹn hò bên những gốc cây vả. Bàn tay ấy còn rứt đứt hàng chục trái vả thể hiện sự căm thù của quân giặc trong cái đêm mà mẹ con Mai bị tra tấn cho đến chết. Chứng kiến cảnh con bị đau đớn đôi bàn tay ấy như thể hiện cảm xúc thay cho chủ nhân của nó. Bất lực nhưng không thể làm điều gì nỗi đau ấy ai thấu.Mẹ con Mai ngã xuống chính bàn tay ấy cũng là cánh tay đỡ lấy vợ con mình. Lúc này bàn tay anh là bàn tay ngập tràn yêu thương
Chi tiết đặc sắc nhất là khi bị bọn giặc bắt chúng bó giẻ vào bàn tay ấy tẩm nhựa xà nu mà đốt cháy tay Tnú. Mười đầu ngón tay bốc lên như mười ngọn đuốc. Nhưng anh không kêu thán một lời nào mà cắn răng chịu đựng,nó đẹp bởi vì nó chịu nhiều thương đau nhưng nó không bao giờ là bàn tay chết cả.Bàn tay ấy sau này vẫn cầm chắc tay súng và giết chết biết bao nhiêu quân giặc.
Chi tiết đôi bàn tay trong “Rừng Xà Nu” là một chi tiết đặc sắc và mang nhiều giá trị về nội dung cũng như thành công về nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành.cũng qua đôi bàn tay ấy,hình ảnh của một người anh hùng tây nguyên cũng dần hiện ra hiền lành và gan dạ rồi đến yêu thương.