Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Hướng dẫn

Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Tô Hoài là một nhà văn xuất sắc luôn tỏa sáng trên nền trời văn học Việt Nam, ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm đặc sắc,trong đó có tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm nổi lên vói nhân vật Mị, một người con gái có sức sống tiềm tàng,Mị hiện lên trong trang văn ông đẹp một cách lạ thường, cô gái đó giống như đang tượng trưng cho vẻ đẹp và số phận của người con gái dân tộc. Và đặc biệt là ở trong tác phẩm thì chúng ta thấy được sự tài năng của nhà văn khi đã khắc họa được thành công về diễn biến tâm lí của nhân vật Mị.

Trước khi đến làm dâu nhà thống lí thì chúng ta được biết đến Mị là một người có nhan sắc đẹp và cô rất chăm chỉ, ngoan ngoãn. Vì nhà nghèo cho nên cha mẹ Mị đã vay nhà thống lí để có tiền trang trải cho cuộc sống này. MỊ xinh đẹp và hiền dịu qua ngòi bút của nhà văn là “ không biết bao nhiêu chàng trai đến đứng nhẵn vách đầu giường Mị”. Không những vậy Mị còn là người con gái đa tài, cô rất giỏi trong việc thổi sáo, chỉ cần một cái lá ở trên tay là cô đã thổi được nhiều bản nhạc hay.

Khi thống lí Pá Tra ngỏ ý muốn lấy Mị để gạt nợ cho cha mẹ nhưng Mị đã nhất quyết là sẽ làm nương để trả nợ chứ nhất quyết là không muốn về nhà thống lí đó. Qua đó thì ta có thể thấy được Mị là một người con gái có đầy đủ hết những nhan sắc và phẩm chất đáng quý. Đáng ra với tài năng đó của mình thì Mị được sống trong sự sung túc và hạnh phúc nhưng sự đời lại ngược lại. Trong một đêm tình mùa xuân thì Mị đã bị con trai nhà thống lí giả làm người yêu và bắt Mị về làm vợ, cô sống không bằng chết. Đó là cả một chuỗi cuộc đời khổ sở và câm lặng của cô.

Và cuộc sống về làm dâu của cô được miêu tả bằng “ Ai đi ngang qua về hay có việc gì ghé vào nhà thống lý thường thấy một cô gái. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Chính hình ảnh đó đã cho chúng ta thấy sự khổ cực và tủi nhục mà Mị phải chịu khi bị ép về làm dâu. Không cần nói một lời nào về tâm trạng nhưng chúng ta cũng đã thấy được trong cô đầy rẫy những tâm trạng đau khổ. Cái uất ức này nó không giống như hồi đầu nàng mới đến nhà thống lí nữa mà nó đã được dấu bên trong lòng nàng. Mị giờ đây đang như mắc chứng bệnh vô cảm không nói không cười và cũng không hề biểu hiện ra nét mặt

Kiếp về làm dâu ở nhà thống lí đã mang đến cho Mị những nỗi bất hạnh, cô không lấy được người mình yêu thương,ngày đêm phải cùng chung chăn gối với một thằng vũ phu. Những ngày đầu tiên về nhà đó Mị còn nghĩ đến chuyện ăn lá ngón để tự tử nhưng vì thương cha cho nên cũng không đành lòng và gay cả khi cha cô chết đi thì cô cũng không nghĩ đến việc tự tử nữa. Mị cứ như thế sống hết ngày này qua ngày khác mà không nói một câu nào, cô chỉ biết làm công việc quen thuộc lặp đi lặp lại và có khi còn nghĩ mình không bằng con trâu con bò, bởi vì trâu bò còn có lúc được đứng gãi chân nhưng còn Mị thì làm hết việc này tới việc khác không hề nghỉ tay, cô phải làm việc tới tận khuya.

Mị còn sống trong một căn buồng mà căn buồng ấy chỉ giao tiếp với con người bằng một ô vuông bàn tay, nhiều khi cô nhìn ra phía bên ngoài ô cửa sổ mà không biết nắng mưa hay trời đất như thế nào, chỉ biết nó mờ nhạt. Chính cái buồng Mị đang sống giống như đang giam cầm cả tinh thần lẫn thể xác của cô vậy. Và cứ thế Mị lầm lũi như một con rùa ở trong xó cửa.

Thế nhưng nếu như bài viết về Mị,về cuộc đời của Mị chỉ dừng lại ở đây thì không có gì phải bận tâm cả, điều đáng nói là mọi người trông chờ ở sự phản kháng của Mị như thế nào. Đó chính là đêm tình mùa xuân đầu tiên ở trên đất Hồng Ngài trở nên tràn đầy sức sống. Ở trên mõm đã đó những chiếc váy hoa xòe ra giống như những con bướm. Lúc này Mị thấy tâm hồn mình như đang được hồi sinh. Những chàng trai và cô gái gọi nhau để chơi pao. Đâu đó còn có cả tiếng sáo gọi bạn tình. Tiếng sáo ấy làm cho nàng bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm của ngày xưa, cái kỉ niêm khi mà Mị đang còn được yêu đương tự do.

Rồi những cảnh tượng ở trong nhà thống lí khơi dậy trong lòng cô niềm yêu đời. Trong nhà họ ăn uống linh đình say sưa và khi mọi người đã say thì lúc đó Mị lấy bình rượi uống ực từng bát. Tưởng chừng lúc đó cô như đang uống chén đắng chén cay của cuộc đời. Rồi Mị lại mơ tưởng đến ngày xưa, tiếng sáo vẫn bồi hồi xúc động như vậy. Mị bước đến phòng mình thắp sáng giống như đang thắp sáng cuộc đời mình. Mị thấy mình còn đang trẻ và Mị muốn đi chơi, cô khẽ lấy cái váy rồi sửa sang lại nhưng không may đã bị a Phủ trói cô lại vào cột. Đến khi Mị cố bước đi mà không đi được thì mới biết mình bị trói và giờ đây chỉ có tiếng chân ngựa đạp vào vách, đây chính là thực tại đau khổ của cô. Thế là sức sống ở trong Mị đã trở lại nhưng đã bị a Sử làm cho dập tắt nhưng đó là điều báo hiệu cho sự phản kháng sau này của Mị.

Sau khi A phủ bị đánh thì MỊ được cởi trói và đi hái thuốc cho hắn ta. Những đêm đông ở trên rẻo cao. A Phủ bị đánh và trói ở cột nhà vì đã bị đánh A sử, biết rằng A Sử đang đứng ở đó nhưng mà nàng không mảy may quan tâm nhưng cô đã quá quen về chuyện này. Đến khi cô thấy một dòng nước mắt lấp lánh chảy xuống thì Mị chợt nghĩ đến mình, thương mình rồi Mị lại thương người đó,cô quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ đi, Mị thấy sợ và muốn được sống. Cô chạy theo A Phủ và theo anh tới chỗ cách mạng. Từ đó thì Mị và A Phủ trở thành vợ chồng và hiến thân cho cách mạng ở phần đời còn lại.

Như vậy qua đây chúng ta có thể thấy được nhà văn Tô Hoài đã xây dựng thành công về nhân vật Mị với những diễn biến tâm lí vô cùng sâu sắc. Có những lúc vô cảm nhưng cũng có lúc cô tha thiết bồi hồi. Đó không chỉ hiện lên với cô gái Hmong mà còn tiêu biểu cho sự sống và quy luật để đi đến cách mạng của người dân.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *