Phân tích ý nghĩa bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Phân tích ý nghĩa bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Hướng dẫn

Phân tích ý nghĩa bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Hồ chí Minh không những là nhà lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc. Tiêu biểu trong số những tác phẩm mà người để lại thì phải kể tới tuyên ngôn độc lập. Đó không chỉ là một ánh văn chính luận hay sắc sảo mà còn có những lập luận rất chặt chẽ mang tới một ý nghĩa giống như một bản tuyên ngôn nhằm khẳng định được sự độc lập đất nước– đó chính là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Có thể nó rằng bản tuyên ngôn độc lập này ra đời đã mang một tầm vóc lớn cho dân tộc ta. Đó chính là khi cách mạng tháng 8 thắng lợi, thành công rực rỡ nhưng ngay sau đó thì Mỹ nhảy vào nước ta với tham vọng đó chính là chiếm nước ta. Chúng đã kéo theo bọn tay sai, bọn phản động và các đồng minh của chúng. Trước tình hình cấp bách đó, Hồ Chí Minh đã đọc lên bản tuyên ngôn độc lập này để khẳng định chủ quyền của đất nước Việt Nam.

Mở đầu cho bản tuyên ngôn, đầu tiên Bác đã nên ra một nguyên lí mang tính tổng quát cao đó là: “ tất cả mọi người sinh ra và các dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Có thể nói đây chính là một đoạn văn vừa khéo léo lại vừa tinh tế. Hồ Chí Minh đã khẳng định điều đó qua những trích dẫn về những lời lẽ mà người đi trước của Phá và Mỹ đã ghi trong hai bản tuyên ngôn của họ. Nó đã trở thành những lí lẽ bất hủ mà không thể ai có thể chối cãi được điều này.

Cách dẫn dắt này thể hiện được sự kiên quyết ở trong từng câu chữ để có thể đánh trúng tim đen, tâm địa xấu xa của chúng và muốn nói đừng đi ngược lại với những gì mà cha ông ta đã nói. Đừng chà đạp vào giá trị mà ông cha đã dày công xây dựng nên và nếu như chúng làm trái thì chúng đã làm vấy bẩn lên bản tuyên ngôn cha ông họ để lại.

Cách dẫn dắt ấy còn thể hiện được cả sự khéo léo tài tình ở chỗ Bác ngầm ý đặt ngang hàng 3 bảng tuyên ngôn độc lập, ba cuộc đấu tranh ngang nhau. Đó giống như là một ánh thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi.

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

Sang đoạn kế tiếp tác giả đã vạch ra mọi tội ác của kẻ thù. Bắt đầu đoạn này bằng từ “thế mà” thể hiện được sự khác nhau, sự trái ngược giữa hành động và lí thuyết suông của chúng.

“Thứ nhất về chính trị thì chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta chút quyền tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man, lập ba chế độ khác nhau giữa ba miền để nhằm ngăn chặn cho nhan dân ta đoàn kết lại đấu tranh chống Pháp. Không những thế chúng còn tắm nhân dân ta trong những bể máu”

“Về kinh tế chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy. chúng giữ độc quyền in hành hạ nhân dân ta. Chúng cướp boc hầm mỏ, nguyên liệu, khoét rỗng tài nguyên của đất nước…kết giấy bạc, đặt ra hàng trăm thứ thuế để quả của tội ác ấy là nạn đói năm 1945 làm cho gần hai triệu đồng bào ta chết đói”.

Chỉ với đoạn này chúng ta đã thấy biện pháp liệt kê mà Bác sử dụng rất có hiệu quả để buộc tội chúng ở trên mọi lĩnh vực. Mỗi câu chữ, mỗi khi liệt về về một mặt nào đó thì lại được Người tách ra thành những đoạn riêng, điệp từ đó được nói lên để cho thấy rằng nhân dân ta khinh bỉ vô cùng với những tội ác của chúng.

Sau khi bẻ gãy được những tội ác đó thì Bác đã đi tới một kết luận khẳng đinh: “dân tộc Việt Nam xứng đáng được hưởng tự do hạnh phúc”.

Chính vì vậy mà phần cuối tác giả đã nêu lên: “ Chúng tôi chính phủ lâm thời tuyên bố thoát li…Việt Nam”. Người đã kêu gọi toàn bộ người dân của Việt Nam hãy có sự đoàn kết để đứng lên chống lại những âm mưu của chúng, để cho chúng không đạt được mục đích đen tối của mình.

Không những vậy, Người còn kêu gọi cả sự ủng hộ của toàn bộ của nhân dân thế giới và thay mặt cho toàn thể cho người dân thì người đã quyết cho dù phải hi sinh xương máu thì cũng phải giữ vững độc lập cho dân tộc, cho nước nhà.

Qua đây chúng ta có thể thấy được rằng với những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục, bằng chứng xác thực thì bản tuyên ngôn đã hiện lên như một viên ngọc có giá trị và ý nghĩa sâu sắc đến muôn đời sau.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *