Ngọc vô cùng quý giá nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều
Hướng dẫn
Ngọc vô cùng quý giá nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều
Ngày nay chúng ta thường hay chú tâm vào trí tuệ hơn là để bồi dưỡng tâm hồn của mình. Như chúng ta đã biết một cây hoa muốn phát triển thì cần có đủ cả hương lẫn sắc và một con người muốn hoàn chỉnh thì cũng không thể nào thiếu được trí tuệ và tâm hồn. Hai thứ cây đó luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, phải phát triển và tồn tại song song cùng nhau. Trí thức cần thiết thì tâm hồn càng cần thiết hơn. Bởi lẽ như vậy mới có câu nói “ “Ngọc vô cùng quý giá nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều”.
Vậy, chúng ta hiểu câu nói trên như thế nào? Ngọc là một vật vô cùng quý giá, chính vì thế mà có không biết bao nhiêu người lại đi tranh giành vì nó, ngọc không những mang lại tính thẩm mỹ cho chúng ta mà còn mang tới những giá trị lớn về mặt tiền tệ, vật chất. Thế nhưng trong chúng ta lại không thể hiểu được rằng ngọc quý giá nhưng tâm hồn chúng ta còn quý giá hơn nhiều. Vậy thì, tâm hồn có nghĩa là gì? Đó là những mặt về tư tưởng tình cảm bên trong của con người. Tâm hồn đó còn cao quý hơn cả viên ngọc. Viên ngọc cho dù có giá hàng triệu đô thì nó cũng chỉ là một viên ngọc, vẫn chỉ dừng lại ở một mức giá nào đó nhưng còn tâm hồn của chúng ta thì lại vô giá không thể mua,không thể đánh đổi được bằng tiền cho nên chúng không thể so sánh được với nhau.
Chúng ta so sánh tâm hồn với ngọc để thấy được sự trong sáng, thánh thiện và đẹp đẽ ngay ở chính trong tâm hồn của chúng ta. Tóm lại câu nói đó đã đề cao về giá trị cao cả và tốt đẹp của mỗi con người.
Trước hết, như chúng ta thấy thì tâm hồn là một yếu tố để đánh giá và nhận xét về một con người. Mỗi con người chúng ta đều có một tâm hồn và điều đáng nói hơn ở đây đó chính là tâm hồn đó vô cùng quý giá. Một tâm hồn đẹp thì bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng tỏa sáng. Từ một em bé cho tới cụ già đều có thể mang những nét đẹp về tâm hồn đáng quý ấy.
Đối với một cậu bé khi đang ngồi trên ghế nhà trường thì tâm hồn giống như một tờ giấy trắng, nhưng tờ ấy có đẹp hay không còn phụ thuộc vào sự dạy dỗ của gia đình, của nhà trường. Tuy nhiên thì hầu hết đa số những em bé mới bắt đầu đi học đều có tâm hồn trong sáng bởi vì lúc đấy bé chưa nhận thức được cuộc sống có hai mặt như thế nào. Cô giáo dạy phải nghe lời ông bà cha mẹ, hay là phải giúp đỡ những người khác khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống… thì cậu bé chỉ biết làm theo và tâm hồn ấy được nuôi dưỡng theo từng ngày từng tháng.
Đối với những người già hay là những người đang trong quá trình trưởng thành, cuộc sống có những ngã rẽ, những biến cố cho nên vì thế mà nét đẹp về tâm hồn có nhiều khi bị thay đổi. Chính vì vậy mà chúng ta hãy biết giữ gìn những nét đẹp ở trong tâm hồn của mình. Vẻ đẹp ấy được thể hiện từ những điều nhỏ nhặt nhất chính ngay trong cuộc sống của chúng ta. Đó là khi bạn thấy đồng cảm cùng với số phận của một bạn cùng trang lứa, bạn tìm cách giúp đỡ bạn ấy ở trong cuộc sống hay khi bạn vui vẻ yêu đời đối xử tốt với mọi người, với bạn bè xung quanh…đó là một tâm hồn đẹp.
Hay chúng ta hãy nhìn lại tâm hồn đẹp còn được thể hiện ngay cả ở trong tác phẩm chúng ta được học tới. Đó là chuyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ngày đêm ngóng trông đứa con trai của mình, rồi thà chết còn hơn phải sống nhờ vào người khác, đó là lòng tự trọng của lão Hạc. Đó là cái đẹp ở trong tâm hồn của mỗi người chúng ta.
Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng tâm hồn của con người là vô cùng quý giá, nhưng nó lại không tồn tại một cách tuyệt đối, có thể chúng ta bị chi phối bởi nhiều vấn đề ở trong cuộc sống. Vì vậy chon nên chúng ta nên biết cách bồi dưỡng cho tâm hồn của mình bằng những tác phẩm văn học, những bộ phim hay những câu chuyện hay. Mỗi chúng ta hãy luôn biết trân trọng và yêu thương tâm hồn của mình.