Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình
Hướng dẫn
Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình
Nguyễn Đình Thi là một nhà văn lớn luôn tỏa sáng trên nên trời văn học Việt Nam. Nếu như Quang Dũng nhớ nhung về đoàn quân Tây Tiến của mình thì Nguyễn Đình Thi cũng dựng lên những hình ảnh đẹp về người dân Nam Bộ đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất. Không những nội dung hấp dẫn mà chúng ta còn ấn tượng với nghệ thuật ở trong chính tác phẩm mà ông viết nên, đó chính là những đứa con trong gia đình.
Một tác phẩm thành công không thể thiếu được nghệ thuật bởi vì vai trò của nghệ thuật chính là mang tới sự truyền đạt một cách hiệu quả nhất. Nó gây nên sự hấp dẫn đối với người đọc để cho người đọc có thể tiếp thu về tác phẩm một cách tốt nhất có thể, và đặc biệt là có thể hiểu hết được những tâm tư tình cảm cũng như về tư tưởng mà tác giả đang muốn truyền đạt.
Trong tác phẩm những đứa con trong gia đình, nghệ thuật đầu tiên mà chúng ta phải nhắc tới đó chính là nghệ thuật trần thuật, tình huống truyện ở đây cũng rất đơn giản nhưng lại mang được sức hấp dẫn cho người đọc. Điểm nhìn trần thuật đã đươc kể bằng dòng hồi tưởng đứt nối của nhân vật Việt. Đó chính là ngôi kể thứ 3. Cách trần thuật như thế này mang lại một màu sắc trữ tình vừa đậm đà tự nhiên lại vừa sống động bởi vì chuyện này được kể qua con mắt của chính nhân vật ở trong tác phẩm này.
Với hình thức trần thuật ấy sẽ tạo điều kiện nhiều hơn để cho tác giả nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm của nhân vật, để cho nhân vật được dẫn dắt câu chuyện một cách hợp lí nhất có thể. Câu chuyện được thuật lại đồng thời còn thể hiện được cả tính cách của nhân vật. Do đó cho nên câu chuyện sẽ trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Lần thứ hai khi Việt tỉnh dậy thì trời đang mưa lất phất, có cả tiếng của ếch kêu ran khiến cho Việt nhớ đến chuyện đi bắt ếch, nhớ về chú Năm và về cuốn sổ gia đình. Còn lần thứ 3 tỉnh dậy thì Việt đã nhận ra được đó là ban ngày, cậu ngửi được mùi của nắng và nghe thấy cả tiếng chim cu rừng quanh đâu đó và làm cho Việt nhớ đến má mình và chiếc ná thun. Lần thứ tư khi Việt tỉnh dậy thì cậu nghe thấy tiếng súng ở đâu đó, Việt lúc này lại thấy sợ cả con ma cụt đầu. Cứ như vậy mà câu chuyện của gia đình Việt đã được tái hiện lên giống như một thước phim quay chậm ở mãi trong lòng người đọc.
Không dừng lại ở đây, nghệ thuật độc thoại và đối thoại nội tâm còn gây xúc động,hấp dẫn người đọc vô cùng. KHi chiến không muốn em trai mình đi đánh giặc vì sợ nó còn nhỏ không thể nào chịu được những khó khăn gian khổ ở trên chiến trường đang bày ra. Qua đó cho chúng ta thấy được đó là một người chị luôn hết mực yêu thương em mình. Còn Việt thì cũng vậy, ngày ghi tòng quân thì Việt nhất định giơ tay đầu tiên.
Không những thế, khi đối thoại với chị của mình ở đoạn đầu tiên, khi nghe chị thu xếp ở nhà để chuẩn bj đi tòng quân mà Việt lại cứ tưởng những điều đó đều là do má mình dặn từ lúc trước. Điều đó cho chúng ta thấy được ở trong gia đình này đều là những con người rất được đáng khen. Họ không chỉ có lòng yêu nước mà còn có tính cách đôi khi trẻ con.
Đặc biệt là nhà văn còn xây dựng cả nhân vật con người mang đậm chất Nam Bộ. Đó là những người rất đỗi bộc trực, sôi nổi, kiên cường và bất khuất làm sao. Tất cả những yếu tố đó đã hội tụ một cách đầy đủ nhất trong tác phẩm những đứa con trong gia đình. Thể hiện ở nhân vật Việt có bị thương như thế nào đi chăng nữa thì vẫn có thể cố nắm chắc tay súng của mình.
Như vậy, qua đó chúng ta có thể thấy được truyện ngắn này góp phần tạo nên một tính cách và phẩm chất đặc biệt cá tính. Đặc biệt là nhân vật Việt có một tấm lòng yêu quê hương gia đình, và từ tình yêu thương ấy xuất phát tới lí tưởng cao đẹp hơn đó chính là chống giặc ngoại xâm để giải phóng cho đất nước. Đồng thời qua tác phẩm đó cho ta thấy rõ được tài năng xây dựng về nghệ thuật xây dựng của nhà văn Nguyễn Đình Thi.