Phân tích hình ảnh mùa xuân và tuổi trẻ trong Vội Vàng

Phân tích hình ảnh mùa xuân và tuổi trẻ trong Vội Vàng

Hướng dẫn

Phân tích hình ảnh mùa xuân và tuổi trẻ trong Vội Vàng

Khi nhắc tới nhà thơ có lòng nhiệt huyết và tình yêu lớn dành cho tuổi trẻ cho tuổi xuân và cho tình yêu thi vị thì chúng ta không thể nào bỏ qua được Xuân DIệu. cùng với các sáng tác để đời của ông, Xuân Diệu như mang tới những trạng thái sống mới những lí tưởng và phong cách sống mới của con người của tuổi trẻ.

Qua bài thơ Vội Vàng tác giả đã thể hiện tình yêu với mùa xuân tình yêu và tuổi trẻ một cách rất thành công. Với những hình ảnh và cặp đối rất vần, Xuân Diệu đã tạo ra điểm nhấn cho bài thơ. Mở đầu bài thơ tình yêu và sự tìm đến với nguồn sống được thể hiện qua 4 câu ngắn ngủi:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Những điệp từ “ tôi muốn” như thể hiện sự khát khao tới cháy bỏng của một cái tôi có phần tham lam muốn choán hết những thứ thuộc về thiên nhiên vĩnh hằng, và đôi khi những ước muốn như buộc gió lại tắt nắng đi hay những thứ ước muốn đó như thể hiện một cái tôi hơi ngông nhưng cái ngông đó càng chứng tỏ mọt tình yêu và một niềm ham sống với cuộc sống đầy tươi đẹp này.

Khơi nguồn cho những cảm hứng đó chính là những câu thơ thể hiện những tình cảm và lòng yêu đời tới cuồng nhiệt của tác giả dành cho cuộc sống này. Và những câu thơ như bày trải ra những vẻ đẹp vốn có của một cuộc sống tươi mơi tràn đầy:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

………..

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Những câu thơ bắt đầu với cụm từ “này đây” như để chỉ với mục đích giúp tác giả chỉ ra những cái tốt đẹp ở trên cuộc sống này. Không có gì đẹp hơn những bức tranh thiên nhiên mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng. đó chính là món quà vô giá của tạo hóa. Những hình ảnh được nói tới được thi vị hóa mang một màu sắc tươi mới của mùa xuân. Qua đó một cách khéo léo tác giả đã gài vào những triết lí quan niệm sống cuả tuổi trẻ của mùa xuân. Chúng đều mang một vẻ đẹp tươi mơi. Tạo hóa với ong bướm chập chờn bên nhau, hoa cỏ đua nhau nở và đặc biệt hình ảnh “ cặp môi gần”- của tình yêu đôi lứa thật là một hình ảnh khiến cho chúng ta suy nghĩ và kéo chúng ta gần hơn với hồn thơ của xuân Diệu. một thứ rất thiêng liêng hồ hởi và tràn đầy khao khát.

Và bước tiếp những mach cảm xúc về vẻ đẹp mùa xuân cung là lúc tác giả đứa ra những câu thơ với những tiếc nuối và một giọng điệu đầy chiêm nghiệm:

“ Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”Mùa xuân của đất trời hay chính là khi tác giả muốn ám chỉ tới tuổi trẻ và mùa xuân của tuổi trẻ. Mọi thứ cũng tươi đẹp và tràn trề sức sống. tuy nhiên mùa xuân của đất trời là mùa xuân tới rồi đi nhưng nó vần tuần hoàn. Dù xuân qua đông tới thì qua hai mùa hạ và thu, xuân đất trời lại chớm nở. cho nên buồn thay tuổi trẻ chỉ như một cơn mưa rào chợt đến rồi không bao giờ quay lại. để cho những con người đã trải qua thì chỉ muốn đắm mình vào trong nó một lần nữa. Tôi tiếc cả đất trời cũng chính là tiêc cho tuổi xuân tuổi trẻ của mình và tiếc cho cả một đời người. những ý nghĩ ấy đã thôi thúc cho tác giả viết và khiến cho chũng ta phải nghĩ về từ “ vội vàng” vội vàng mà sống mà trải nghiệm bởi thời gian trôi qua sẽ mãi mãi không bao giờ quay lại nữa.

Chúng đều mang những nghịch lí và sự chia phôi trong từng câu từ của bài thơ”

“Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt….

Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm, ”

Chính vì biết trước qui luật của tạo hóa mà tác giả luôn hối thúc mình phải nhanh hơn nữa để chạy kịp với thời gian để sống và hưởng thụ và bắt lấy những hương vị tươi ngon nhất của cuộc sống mùa xuân tuổi trẻ

“hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” vừa là câu kết của bài thơ nhưng cũng vừa là câu kết cho một tâm hồn ham sống tới cuồng nhiệt. xuân đó- ban tặng cho con người biết bao thứ tươi đẹp nhưng làm sao có thể chạm mà “ cắn” và cấu xé và đắm mình trong đó?

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *