Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Hướng dẫn
Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Khi nhắc tới Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân người ta ắt hẳn không thể quên được hình tượng của Haấn Cao và hình ảnh cho chữ của ông trong ngục tù u tối. HÌnh ảnh ấy như hiện lên làm sáng cả một vùng và đồng thơi nổi bật lên đó những ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Tác phẩm ấy đã đi vào sự chú ý của độc giả và cả những nhà phê bình văn học Có thể nói những gì mà tác phẩm mang lại không chỉ dừng lại ở cốt truyện hay tình huống mà chính là đặc sắc nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được và chạm tới được
ĐÚng như những nhà phê bình văn học đã cho thấy nôi dung hấp dẫn không thể kéo người đọc nhớ và ghi nhận những đóng góp của tác phẩm đó mà phải kể tới những nét nghệ tuật đặc sắc. Và một trong những nghệ thuật nổi bật lên đó chính là cách mà Nguyên Tuân sử dụng mảng sáng tối trong tác phẩm của mình. Hay nói cách khác đó chính là cách sử dụng ánh sáng và bóng tối ở trong tác phẩm văn học của ông. Nó mang tới cho người đọc những cái nhìn mới lại và những cái đặc sắc cho tác phẩm về triết lí nhân văn
Một tác phẩm hay không chỉ cần có nội dung hấp dẫn mà còn cần đến những đặc sắc nghệ thuật nhất định. Có thể nói rằng có những đặc sắc nghệ thuật đã mang đến thành công và sự hấp dẫn cho tác phẩm. Ngoài cốt truyện hấp dẫn bất ngờ, chi tiết nghệ thuật mang những ý nghĩa sâu sa, những ngôn ngữ đậm chất vùng miền nào đó thì còn nhiều nghệ thuật khác nữa.
Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối đặc biệt rất thành công ở chỗ mà tác gải áp dụng nó vào trong tình huống khi Huấn Cao cho viên quản ngục Chữ mà theo viên quản ngục nó như vật báu nếu có chữ của Huấn Cao để treo trong nhà. Trong khoảnh khắc ngục tối đó hình ảnh đó như được xem là một cảnh tượng chưa từng xảy ra trước đó
Thứ ánh sáng đầu tiên hiện lên trong căn phòng ngục tù là ánh sáng của ngọn đuốc và chỉ có một ngon đuốc duy nhất để chiếu sáng gian phòng ấy. Vậy mà chính thứ ánh sáng hiếm hoi ấy lại có thể chiếu sáng cho con người Huấn Cao cho chữ cho biên quản ngục
Lấy ánh sáng để làm lấn át đi không gian vốn dĩ ẩm thấp tăm tối của ngục tù. Ánh sáng ngọn đuốc chính là ánh sáng của sự cao thượng và ánh sáng của vẻ đẹp thiên lương của tâm hồn cùng nhịp đập. Giữa không gian tăm tối đầy phân chuột ấy nhưng hình ảnh cho chữ lại được nổi bật lên với những đường nét vừa giản dị lại hết sức thiêng liêng như vậy. Hóa ra chính những giây phút mà không chỉ có ngọn đuốc xóa tan đi màn đêm tối tăm ở chốn lao tù mà hành động nhân văn đó lại góp phần khiến cho tất cả mọi thứ trở nên đẹp đẽ bao nhiêu là lúc mà Nguyễn Tuân muốn con người bật ra khỏi“bản nhạc xô bồ” của cuộc sống kia.
Những gì mà khiến cho HUấn Cao một tên tử tù đầu đội trời chân đạp đất hiên ngang lại có thể bị một tấm lòng của một người quản ngục làm cho cảm động. Trước hết đó là sự chân thành của viên quản ngục từ đó nhà văn trước tình huống cho chữ cũng là lúc tháo nút cho những mảng sáng tối trong con người của viên quản ngục. Chính hình ảnh và nghệ thuật ánh sáng và bóng tối của Nguyễn Tuân cũng phần nào góp phần vào sự thành công vào công cuộc lay chuyên và thức tỉnh thiên lương trong sáng của Huấn Cao dành cho viên quản ngục