Nghị luận Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

Nghị luận Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

Hướng dẫn

Nghị luận Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

Hoài Thanh được biết tới là một nhà phê bình văn học nổi tiếng trong nền văn học Việt nam. Và Một thời đại trong thi ca chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu ghi lại những phê bình bình phẩm của ông đối với những tác phẩm và thành tựu của thơ mới. Tác phẩm để lại cho người đọc nhiều ấn tượng với lối nói vừa sâu sắc lại đầy chất thơ của ông

Nói về thơ mới tác giả đã đưa ra những dẫn chứng lí lẻ để xác đinh nhưng gì thuộc về thơ mới hay nói cách khác đó chính là tinh thần thơ mới.Và để làm được điều đó thì người phê bình phải biết so sánh giữa các tác phẩm với nhau nhằm làm nổi bật những luận điểm xác đáng và như hoài Thanh đã nêu “ Hôm nay đã được phơi khai thừ hôm qua trong cái mới vẫn còn rơi rớt lại cái cũ”.

Điều tiêu biểu nhất trong thơ mới mà khiến nó đánh dấu sự phát triển mới của Thơ Mới chính là cái tôi cá nhân. Đó là sư khác nhau giữa cái tôi và cái ta

Thơ cũ thiên về cái ta khi mà nhân vật trữ tình không dám nói lên cái tôi cá nhân và hầu như là nói đến cái ta chung ấy. Hoài Thanh dựa vào không chỉ văn học mà còn có lối sống của con người để nhận định rằng:

“Xã hội Việt nam ngày xưa không có cá nhân mà chỉ có đoàn thể lớn thì quốc gia nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, bản sắc của cá nhân thì lại chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”. chính vì thế cái ta luôn luôn xuất hiện như một điều vô cùng hiển nhiên trong thơ cũ.

Trái ngược lại thơ Mới hình ảnh tiêu biểu chính là cái tôi cá nhân nghĩa là mọi vấn đề mọi hành động đều liên quan tới cá nhân. “Trên đại thể trên tất cả tinh thần thời nay hay tinh thần Thơ Mới gồm lại trong chữ “tôi” – ý thức cá nhân của mỗi người và khi thơ mới xuất hiện nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ sở này” con người trong thơ Mới như Xuân Diệu đã thể thấy được một tâm hồn ham sống một con người ham sắc tuổi trẻ và nhựa sống và con người ấy chưa bào giờ quên rằng chính bản thân mình muốn điều đó.

Sự tiếp cân cái tôi lúc ban đầu còn bỡ ngỡ nhưng suy cho cùng thì bầy giờ cái tôi đó bắt đầu tìm được hướng đi cho bản thân đã dần lớn mạnh và có chỗ đứng khẳng định vi thế của mình

Và có một điều giống như thơ cũ trong Thơ Mới các thi nhân như chìm đắm trong cái tôi ấy nên đã rơi vào bi kịch cô đơn. Xuân Diệu vẫn nhắc đến những cái cô đơn, lạnh lẽo trong thơ mình.

Hoài Thanh đã bằng con mắt của một nhà phê bình và nhận xét rằng: “ chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn mà xôn xao đến thế”. Thơ Mới mang một nỗi buồn mà được thể hiện như một bi kịch ngấm ngầm. Nỗi buồn ấy chính là lúc thể hiện phong cách nghệ thuật, sáng tác của từng thi nhân:

“ Ta hãy thoát lên tiên cùng Thế lữ, ta cùng phươu lưu trong trường tình của Lê Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mạc Tử, ta đắm say cùng Xuân Diệu nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng lại tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ, ta ngẩn ngơ trở về hồn ta cùng Huy Cận”.

Qua những lời nhận xét đáng quí của Hoài Thanh chúng ta có thể thấy được bước chuyển mình từ thơ cũ sang thơ Mới. Ở đó cái ta của thơ cũ đã chuyển thành cái Tôi cá nhân. Và chất chứa trong thơ Mới cũng không thể thiếu được những vấn đề nội hàm khiến cho những thi sĩ từ cái hạn chế của bản thân mà tạo nên bản sắc riêng cho chính bản thân mình.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *