Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Hướng dẫn

Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá giữ oai hùm…” những người lính Tây Tiến đã một thời làm nên chiến thắng vẻ vang cho dân tộc. Những người lính đã ra đi mà “chẳng tiếc đời xanh”. Họ đã đi qua bao gian khó vất vả của chiến trường rồi gửi mình lại nơi đất lạ xa xôi. Ấy thế mà tâm hồn lãng mạn của đời trẻ vẫn luôn rực cháy trong các anh. Quang Dũng – một nhà thơ và cũng là một người lính trẻ trong đoàn quân Tây Tiến đã khắc họa lại những phút giây tươi trẻ ấy bằng những vần thơ đầy hào hứng:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.

Có thể nói đây là khổ thơ đẹp nhất, bình yên nhất, lãng mạn nhất trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Bên cạnh hình ảnh người lính đầy bi tráng với những vất vả gian lao, vẫn có những cảnh vui chơi hào hứng đầy khí thế.

Nếu như ngoài chiến trường kia, các anh cầm súng chiến đấu quyết liệt với kẻ thù thì ở đây, tạm gác lại súng đạn, cả lính và dân cùng hòa nhập với nhau làm một trong hội đuốc hoa của doanh trại. Giờ đây, lửa đã rực cháy, ngọn lửa của ý chí, của niềm tin quyết chiến quyết thắng, của một ngày mai tươi sáng hòa bình lại về trên đất Việt ta. Những cô gái miền núi e ấp, duyên dáng đẹp xinh trong chiếc yếm truyền thống của dân tộc mình. Họ cùng nhau nhảy múa, trao cho nhau những nụ cười những ánh mắt đầy hi vọng. Ở đó, còn có tình dân quân thắm thiết, gắn bó chặt chẽ. Dù chưa một lần gặp mặt nhưng trong lòng chung một niềm tin chung một ý chí, họ hậu thuẫn lẫn nhau, cùng tương trợ giúp đỡ nhau bằng tất cả những gì mình có thể làm. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp dân và quân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Mặt khác, trong cuộc chiến này, nước ta còn được quân đội và nhân dân của nước Lào giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình. Thế nên, Quang Dũng đã viêt:

“Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

“Xây hồn thơ” – cách dùng từ rất tinh tế và lãng mạn. Hẳn lúc này ông đang nhớ lắm những kỉ niệm một thời chinh chiến của mình. Nhớ “hồn lau nẻo bến bờ”, nhớ “dáng người trên độc mộc” với “dòng nước lũ hoa đong đưa”. Những nỗi nhớ của nhà thơ đã được cụ thể hóa bằng hình ảnh thật giản dị, chân phương.

Như vậy, qua đoạn thơ trên, ta đã bắt gặp được ở một khoảnh khắc nào đó của cuộc chiến tranh đầy gam go quyết liệt vẫn có những cuộc vui, cuộc hội ngộ đầy yêu thương. Qua đó thể hiện tình đồng đội, tình quân dân, tình hữu nghị giữa các nước bạn với nhau, tất cả đã góp công vào những thắng lợi vang dội của dân tộc. Đồng thời, qua cuộc vui ấy ta còn hiểu thêm về tâm hồn trẻ trung, sôi động của những người lính Tây Tiến. Họ vừa là người chiến sĩ gan dạ, vừa là chàng thanh niên hào hoa lãng mạn. Thế hệ trẻ hôm nay dù ở vị trí nào cũng hãy cố gắng phấn đấu học tập noi gương các anh để gìn giữ hòa bình, dựng xây đất nước ngày một giàu mạnh, văn minh.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *