Nghị luận xã hội về “Lòng khoan dung”- Văn lớp 12

Nghị luận xã hội về “Lòng khoan dung”- Văn lớp 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận xã hội về “Lòng khoan dung”- Văn lớp 12

Bài làm

Trong cuộc sống của mỗi con người ai cũng có lần phạm sai lầm, mắc lỗi khiến người khác buồn lòng vì mình. Những lúc như vậy chúng ta rất cần lòng khoan dung, tha thứ của những người xung quanh.

Điều quan trọng là chúng ta cần biết lỗi và nhận ra những sai lầm của mình để không bao giờ tái phạm nữa. Tuy nhiên, chúng ta chỉ thật sự cảm thấy thanh thản khi nhận được sự cảm thông từ những người xung quanh.

Nhận được sự tha thứ thật sự của họ để chúng ta có thể thanh thản cố gắng hơn trong cuộc sống. Cố gắng vượt qua những lỗi lầm để sống tốt hơn. Chính vì vậy, trong cuộc sống của mỗi chúng ta cần lắm một tấm lòng, sự khoan dung, nhân hậu.

Lòng khoan dung là gì? Lòng khoan dung là việc ai đó cần biết tha thứ, cảm thông và xóa bỏ những lỗi lầm của người khác cho họ một cơ hội để làm lại để sửa chữa những sai lầm của mình.

Lòng khoan dung đôi khi cũng thể hiện thái độ sống của một con người. Có những người luôn hà khắc với chính mình và cả với những người xung quanh, chỉ một việc nhỏ người khác không là họ vừa ý cũng làm cho người đó cau có, khó chịu và bực bội ra mặt.

Ngay cả với bản thân mình họ cũng rất nghiêm khắc, luôn đòi hỏi khắt khe, khi những việc họ đặt ra không đạt được mục tiêu, hoặc đạt kết quả như mong muốn họ thường buồn phiền, tự trách bản thân rất lâu. Đó là những con người nghiêm khắc, không có lòng khoan dung với bản thân và với những người xung quanh.

Xem thêm:  Nghị luận về ý kiến: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ…
Loading…

Lòng khoan dung còn thể hiện ở những quan điểm sống, cách nhìn đời nhìn người một cách khoan dung, thể hiện tấm lòng bao la, rộng lớn, nhân hậu của một con người. Những người có lòng khoan dung thường có lòng nhân hậu đi kèm. Họ thường đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu cho họ và tìm những điểm tích cực từ những người xung quanh để tha thứ, khoan dung cho những lỗi lầm của người khác.

Trong cuộc sống ồn ào, đông đúc này khi chúng ta đi ngoài đường có thể bị người khác va chạm vào mình rồi khi chúng ta nhận được một nụ cười xin lỗi thì cũng nên đáp lại bằng một nụ cười tha thứ. Như thế cuộc sống sẽ trở nên thanh thản, dễ dàng hơn, khiến cho con người cảm thấy vui vẻ tiếp tục chặng đường của mình hơn.

Tuy nhiên, trong cuộc sống bên cạnh những người có lòng khoan dung thì vẫn có những con người không dễ dàng tha thứ lỗi lầm của người khác mà ngược lại luôn tìm cách soi mói, tìm cách vạch tội chỉ ra lỗi lầm của người khác, rồi tìm cách hãm hại hoặc nói đi nói những tội lỗi ấy.

Cuộc sống mưu sinh vất vả đã làm cho người ta quên đi nhiều giá trị tinh thần nhân đạo của cuộc sống. Những sai lầm mà họ gây ra có nhiều khi họ cũng muốn xin lỗi sửa chữa nhưng những người phạm sai lầm lại sợ những người xung quanh không cho họ một cơ hội được sửa sai nên không dám nói ra hoặc nhận lỗi.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy tâm trạng của một thanh niên say mê lí tưởng

Rất nhiều người từng mắc sai lầm trong quá khứ, chịu sự trừng phạt của pháp luật nhưng sau khi trở về cuộc sống đời thường họ không thể hòa nhập được với người xung quanh bởi mọi người không ai cho họ cơ hội làm việc, cống hiến trở thành người có ích. Họ bị vết đen của lý lịch trong quá khứ theo đuổi tới suốt cuộc đời, dù họ có tài thì cũng không có cơ hội được trọng dụng tỏa sáng.

Chính vì vậy, những con người những số phận này rất cần sự cảm thông của toàn xã hội. Khi họ đã bị trả giá về những lỗi lầm của mình thì nên được cảm thông và tha thứ. Nếu họ có năng lực có tố chất thì nên tạo cho họ những cơ hội được cống hiến năng lực trí tuệ của mình để trở thành người có ích.

Cũng như nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Chí Phèo là người hiền lành lương thiện, nhưng bị cường hào Bá Kiến âm mưu hãm hại đẩy vào tù, rồi sau khi đi tù về bị con người xa lánh, khiến cho hắn trở thành kẻ dường như không còn lương tri.

Nhưng chính bát cháo hành của Thị Nở lúc hắn ốm đau, đã thức tỉnh phần người còn sót lại ở trong hắn, đã khiến cho hắn cảm thấy mình cũng có người yêu thương, cũng mong muốn có tổ ấm gia đình bình thường.

Trong mỗi con người chúng ta ai cũng có phần thiện và phần ác, phần con và phần người. Chính vì vậy, nếu chúng ta biết khai thác phần thiện thì con người ai cũng trở nên lương thiện, hiền lành. Còn nếu như chúng ta chỉ nhăm nhe nhìn vào điểm xấu, và chèn ép họ dồn họ vào đường cùng khiến họ bộc lộ phần con thì ai cũng là tội phạm cả.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về mùa hạ cuối cùng của thời áo trắng

Trong cuộc sống chúng ta nên bao dung cho người khác không nên vì người khác phạm lỗi lầm mà chèn ép họ quá mức, nên tạo cho họ những cơ hội để làm lại cuộc đời.

Tuy nhiên, khoan dung không đồng nghĩa với bao che, giúp đỡ những điều ác điều xấu trong xã hội. Nếu bạn bè người thân của chúng ta phạm sai lầm chúng ta cần phải nghiêm khắc phê phán, khi họ phạm pháp cần phải đưa ra ánh sáng để chịu sự trừng phạt của pháp luật, có như vậy người thân, bạn bè của chúng ta mới giác ngộ và hiểu ra sai lầm của mình mà sửa chữa.

Ông bà ta xưa kia có câu “Nhân vô thập toàn” tức là con người không ai hoàn hảo toàn vẹn cả. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có lòng bao dung với những lỗi lầm của người xung quanh mình, để cuộc sống của chúng ta trở nên ấm áp tình người, trở nên tốt đẹp hơn.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *