Chứng minh tính nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân- Văn lớp 12

Chứng minh tính nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân- Văn lớp 12

Hướng dẫn

Loading…

Chứng minh tính nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân- Văn lớp 12

Bài làm

Nhà văn Kim Lân là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện thực sau cách mạng tháng 8/1945. Ông sáng tác không nhiều nhưng mỗi tác phẩm của ông đều gây được những tiếng vang và tác động lớn tới những số phận con người nông dân nghèo khổ. Để lại niềm xúc động khó phai trong lòng bạn đọc.

Vợ nhặt được tác giả Kim Lân viết sau năm 1945 nhưng ông lấy bối cảnh lịch sử về nạn đói kinh điển làm chết hai triệu dân ta làm đề tài cảm hứng sáng tác.

Mở đầu truyện ngắn người ta cảm nhận vậy thấy những hình ảnh buồn thảm, u ám trong cảnh hoàng hôn mờ nắng, bóng người lập lờ trong bóng tối ảm đạm. Hình ảnh nhân vật anh cu Tràng xuất hiện chẳng khác nào nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm của Nam Cao. Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mắt ti hí, hai quai hàm bạnh ra, thể hiện những nét thô kệch.

Ngay từ nhan đề của tác phẩm là “Vợ nhặt” đã gợi lên cho con người những suy nghĩ vô cùng tò mò, thắc mắc, bởi xưa nay việc lấy vợ là việc làm vợ cùng quan trọng. Chính vì vậy người xưa mới có câu nói rằng “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà.

Trong ba việc ấy thật là khó thay” muốn thể hiện rằng việc cưới vợ là việc vô cùng trọng đại của con người, chứ không phải một việc làm có thể thực hiện qua loa đại khái.

Nhưng nhan đề tác phẩm là Vợ nhặt thể hiện sự dễ dàng, vội vã, khoa loa đại khái của việc kết hôn. Người ta nhặt được vợ như nhặt được một món hàng ngoài chợ vậy.

Loading…

Nhan đề của tác phẩm gợi lên sự bi thảm, éo le của thân phận những người phụ nữ trong thời kỳ đói kém này. Công cha mẹ bao năm sinh thành dưỡng dục nhưng nay chỉ như một cục gạch được người ta lượm từ ngoài đường lượm về như một món đồ mà thôi. Không có cưới xin, không có đăng ký kết hôn, không ra mắt hai bên họ hàng…Số phận của người phụ nữ thật bi thảm biết bao.

Truyện viết về thời kỳ mà người dân nước ta đói lay, đói lắt, người chết không kịp chôn cất nằm như ngả rạ, bị con quạ đen đến ăn xác thối, tiếng quạ kêu trong bóng chiều hoàng hôn càng làm tăng lên sự u ám của không gian, và bối cảnh sống của những nhân vật trong xóm ngụ cư nói riêng, và những người nông dân Việt Nam trong thời kỳ đó.

Xem thêm:  Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân

Nơi nào người ta cũng nhìn thấy xác chết, nằm la liệt, ngổn ngang khắp nơi, mùi xác thối rữa hòa vào không khí tạo thành một mùi sứ uế vô cùng kinh khủng. Những người sống thì đi lại vật vờ như những bóng ma chỉ còn da bọc xương mà thôi, trên khuôn mặt chỉ còn lại hai con mắt, khiến cho người ta ghê sợ.

Nạn đói đã làm cho con người ta thay đổi tâm tính, của mình. Khiến cho một co gái hiền lành, rụt rè trở nên bạo dạn. Cô thường gạ gẫm người ta mời mình ăn, và khi được mời thì không ngại ngần ngồi xuống húp một chập hết bốn bát bánh đúc, rồi lấy đũa quẹt ngang mồm khen ngon!

Nó khiến cho người phụ nữ chỉ vì một lời bông đùa mà nhảy lên câng câng chửi người ta là điêu toa, người thế mà điêu. Rồi cũng chính vì nạn đói mà chỉ một vài lần gặp gỡ. Những câu hò bông đùa đã khiến một cô gái theo một chàng trai về nhà làm vợ.

Nhưng tất cả chỉ là vẻ bề ngoài của cô gái mà thôi, ẩn chứa bên trong người con gái đó là một tâm hồn khao khát có một hạnh phúc gia đình. Một mái ấm, nơi che nắng che mưa, chia sẻ những vui buồn, nơi sẽ có những người thân lo lắng cho cô, cùng nhau vun vén hạnh phúc tương lai, không còn phải sống cảnh một mình cô đơn, nay đây mai đó nữa.

Nhân vật anh cu Tràng là một người có xuất thân bần hàn, cảnh nhà éo le, mẹ góa con côi. Anh cũng chẳng được học hành nhiều, vẻ bề ngoài thô sơ khô ráp, không có gì làm đẹp trai cả. Trong hoàn cảnh bình thường một người như anh cu Tràng rất khó để lấy được vợ nhưng trong hoàn cảnh này anh lại có thể nhặt được vợ. Đó cũng chính là điều kỳ diệu của tạo hóa.

Anh Tràng đưa có gái lạ về nhà mình, mọi người hàng xóm xung quanh nhà anh lạ lắm. Họ đứng nhìn đôi bạn trẻ rồi bàn tán xôn xao. Có người vui mừng cho anh cu Tràng có tình duyên, nhưng có người lại chỉ biết thở dài “Biết có nuôi nổi nhau sống qua cái thì này không” rồi họ cùng im lặng sau câu nói chua chát khắc nghiệt đó.

Xem thêm:  Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Mấy ý nghĩ về thơ

Một sự thật phũ phàng rằng trong thời kỳ đói kém đó người chết la liệt đó, cưới vợ về là vác thêm một miệng ăn, nhà anh Tràng cũng không giàu có gì, mẹ thì già, giờ lại cưới vợ lúc này là mang thêm một gánh nặng.

Nhưng dù ai nói gì thì anh Tràng vẫn vui vẻ cười, anh cảm thấy có điều gì đó thật lạ lẫm trong tâm hồn mình. Còn cô gái đi bên cạnh anh thì bẽn lẽn, khác hẳn vẻ chanh chua, đanh đá ngày thường.

Nhưng giá trị nhân đạo của tác phẩm không chỉ dừng lại ở bấy nhiêu đó. Qua sự gặp gỡ của mẹ chồng nàng dâu trong ngày đầu tiên người ta cảm nhận được một tình cảm nhân văn sâu sắc.

Bà cụ Tứ mẹ anh cu Tràng xuất hiện trong bóng chiều lam lũ, ảm đạm, bà lưng đã còng mắt đã kém, nhưng nhìn từ xa bà thấy có người phụ nữ lạ ngồi trong nhà mình. Bà giật mình lắm, tưởng mình nhìn gà hóa cuốc. Nhưng khi bà lại gần thì đúng là có người con gái xa lạ ngồi trong nhà, lại còn chào mình bằng u nữa. Thì bà biết mình không nhầm

Rồi khi nghe anh cu Tràng giới thiệu đây là nhà con, từ nay nó sẽ ở nhà mình. Thì bà biết rằng đó là con dâu của mình. Một chút bối rối, rồi chạnh lòng khi bà nghĩ tới thân phận của mình. Bà thương con người ta lấy nhau trong lúc ăn nên làm ra, còn mình thì…Rồi bà lại nghĩ có gặp hoàn cảnh khó khăn đói kém như lúc này thì người ta mới lấy tới con mình và con mình mới có vợ.

Một người phụ nữ vô cùng nhân hậu, có tấm lòng bao dung cao cả, thể hiện sự nhân văn nhân đạo trong con người bà. Bà không sợ gia đình có thêm một miệng ăn, bà sẵn sàng giang tay tiếp nhận người con gái lạ kia làm con dâu của mình, cưu mang chở che cho cô ấy. Bà cụ Tứ thật sự là người mẹ chồng tuyệt vời.

Sau đêm tân hôn, buổi sáng hôm sau anh Tràng ngủ dậy thấy gia đình hôm nay thật khác thường, nhà cửa khang trang hơn, gọn gàng sạch sẽ. Tuy đói nghèo vẫn vây quanh nhưng trong ngôi nhà dường như chứa một luồng sinh khí mới. Anh nghĩ lại chuyện tối qua nhìn người đàn bà là vợ mình mà ngỡ như mơ, nhưng rồi lại không phải mơ. Anh cứ cười mãi. Trong bữa cơm tân hôn ấy, bà cụ Tứ kệ nệ bưng một nồi to, bà nói lớn “Chè khoán đây, ngon đáo để”. Rồi trong bữa cơm đó, hình ảnh nồi cháo cám hiện lên khiến cho mọi thứ đều trở nên thật ảm đạm. Nhưng bà cụ Tứ vui vẻ nói chuyện, bà nói đến tương lai, mua gà, rồi làm vườn, bà khuyên các con bảo ban nhau cố gắng làm ăn, không ai giàu ba họ không ai khó ba đời, biết đâu trời thương.

Xem thêm:  Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Trong câu chuyện của gia đình đó họ nói tới tương lai, trong cảnh nghèo đói nhưng họ không đầu hàng số phận. Họ vẫn luôn nghĩ tới sự sống, tìm đường sống cho mình chứ không hề tìm tới cái chết. Đó chính là giá trị nhân đạo sâu sắc mà tác phận Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân mang lại cho người đọc.

Trong bữa cơm người ta nói về tin đồn Việt Minh phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo, rồi việc nhiều nơi như làng bên cạnh không phải thu thuế người dân đứng lên đấu tranh giành quyền sống cho mình. Trong màn đêm tăm tối của nạn đói của bối cảnh lịch sử đó, con người ta đã tìm thấy ánh le lói của sự sống.

Truyện ngắn Vợ nhặt thể hiện lòng yêu thương giữa con người với con người trong hoàn cảnh khó khăn. Nó thể hiện tinh thần nhân văn cao cả đùm bọc lẫn nhau trong hoàn cảnh khốn khổ nhất của lịch sử dân tộc.

Qua tác phẩm của mình Kim Lân cũng thể hiện được tinh thần nhân văn nhân đạo sâu sắc của mình.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *