Phân tích hình ảnh người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu- Văn lớp 12

Phân tích hình ảnh người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu- Văn lớp 12

Hướng dẫn

Loading…

Phân tích hình ảnh người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu- Văn lớp 12

Bài làm

Nguyễn Minh Châu là một nhà văn có phong cách sáng tác khá đặc biệt, trong mỗi tác phẩm của mình ông đều gửi gắm những triết lý sống. Những tác phẩm của ông luôn khiến người khác phải suy nghĩ rất nhiều.

Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một tác phẩm giàu sức gợi cảm gợi tả, xúc động lòng người.

Hình ảnh người đàn bà làng chài nghèo khó để lại trong lòng người đọc những nỗi buồn, sự ám ảnh, trăn trở về cuộc sống trong thời kỳ đất nước đang thay đổi, đổi mới.

Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa kể về cuộc đi thực tế của một nhà báo, phóng viên ảnh tên Phùng khi đến vùng biển tác nghiệp vùng biển.

Và trong chuyến đi này nhân vật Phùng đã nhận ra nhiều sự thay đổi cuộc sống, nhiều góc khuất trong cuộc đời này. Hình ảnh người đàn bà ở làng chài với lối sống nhẫn nhịn, cam phận làm cho người đọc phải băn khoăn, xót xa.

Hình ảnh người phụ nữ hiện lên trong tác phẩm này là một sự lam lũ, khắc khổ. Nguyễn Minh Châu đã phác họa chân dung người phụ nữ với những nét vẽ vô cùng tinh tế giàu sức gợi tả, là xúc động lòng người. Người phụ nữ này tầm ngoài tứ tuần.

Loading…

Chị sở hữu một thân hình khá đặc trưng của người phụ nữ nông thôn, vùng biển với những nét thô kệch. Khuôn mặt hiện ra sự mệt mỏi sau những đêm dài thức trắng để kéo lưới bắt cao, đôi mặt trũng sâu lại vì những cơn buồn ngủ.

Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp của sông Hương qua ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

Chị ấn tượng với người đọc bởi sự vất vả, nhọc nhằn, khi cuộc sống không mang lại cho người phụ nữ những tiếng cười và sự yêu thương.

Người phụ nữ ấy khoác trên người chiếc áo và bạc phếch, nửa thân dưới của chiếc áo thì ướt sũng bởi ngâm nước biển khi kéo lưới, đã gợi lên trong lòng người đọc sự xót xa, về thân phận người phụ nữ nông thôn nhọc nhằn, nhiều vất vả.

Hình ảnh người phụ nữ xuất hiện trong bối cảnh không gian bao lao, mênh mông của trời biển, một cảnh đẹp nên thơ, tuyệt sắc. Nhưng đối lập với nó là hình ảnh con người vất vả lam lũ.

Chị còn là người phụ nữ lộ ra những nét cam chịu nhẫn nhục khi có một người chồng vũ phu luôn nhìn chị bằng ánh mắt hằn học, kèm theo những lời mắng nhiếc, chửi bới, không thương tiếc.

Trong đôi mắt chị như xuyên thấu vào lòng người đọc. Nó làm cho mọi người cảm thấy ám ánh. Đôi mắt của sự xót xa, ai oán và thể hiện một cuộc sống cam chịu nhẫn nhục nhưng cũng đầy tình yêu thương, tình mẫu tử thiêng liêng dành cho con mình.

Trong cuộc hành trình đi tìm cái đẹp của mình anh chàng phóng viên, nhiếp ảnh Phùng đã cảm nhận được rằng chính người phụ nữ có thân phận bất hạnh này là điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống này. Trong sự hoàn mỹ về hình ảnh chiếc thuyền đánh cá ngoài khơi xa. Người phụ nữ chính là linh hồn của bức ảnh.

Người phụ nữ đó bị chồng bạo hành cả về tinh thần lẫn thể xác nhưng chị không một lời kêu than ai oán, không một lời than trách hay phản kháng. Chỉ có người con trai của chị nó đã dùng sức mạnh của tuổi trẻ để chống lại sự hung bạo của cha mình dành cho mẹ.

Xem thêm:  Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 13

Chính vì lẽ đó, mà nó bị kiện ra tòa. Đứng trước tòa án nơi bảo vệ cho quyền lợi và công lý của những người yếu thế. Người phụ nữ ấy vẫn hiện lên vẻ cam chịu nhận nhịn từng có. Chị không hề muốn ly hôn hay phản kháng lại người chồng hung bạo của mình.

Dù thường xuyên bị chồng đánh đập “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng người phụ nữ ấy vẫn không hề hé răng nói nửa lời.

Trước phiên tòa chị ngồi thu mình lại, khiến cho những người muốn bênh vực chị cảm thấy bực bội, phẫn nộ cảm thấy đó là sự ám ảnh khó quên trong tâm trí mình.

Có thể do cuộc sống của chị từ trước tới nay đều là cuộc sống của sự chịu đựng, nhẫn nhịn, nên chị đã quen thuộc với nó. Ở lâu trong cái khổ người ta quen khổ rồi.

Rồi khi phiên tòa xét xử hành động đánh cha của con trai chị thì chị không chịu đựng được nữa. Chị vái lạy quan tòa toát lên sự nhẫn nhịn, yếu đuối. Một người phụ nữ giàu sức hy sinh, giàu lòng thương con vô bờ bến.

Lời tâm sự của chị về cuộc sống của mình về gia đình và người chồng đầu ấp tay kề cũng khiến người ta phải nghẹn ngào xúc động. Một người đàn bà yêu chồng, hy sinh cho chồng mặc dù anh chồng thường xuyên đánh đập ngược đãi chị.

Xem thêm:  Sự nghiệp văn học của Nam Cao

Chị cảm thấy vui nhất là khi nhìn các con được ăn no. Một lời nói thật chân thành xúc động, nó thể hiện tình mẫu tử bao la thiêng liêng của một người mẹ. Nó khiến cho người đọc cảm thấy tim mình thắt lại xót xa cho người vợ người mẹ hiền lương nhưng lại bị cuộc đời ngược đãi.

Những đứa con của chị chính là động lực là niềm vui để chị tiếp tục chịu đựng cuộc sống khốn khổ đó. Chị chịu đựng người chồng không yêu thương mình.

Người đàn bà đó chính là nét nghệ thuật trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Thông qua tác phẩm tác giả muốn gửi gắm thông điệp về những số phận người phụ nữ bất hạnh, nhưng giàu đức hy sinh trong cuộc sống. Đồng thời tác giả muốn phê phán thói gia trưởng, bạo lực gia đình, của nhiều đàn ông Việt Nam.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *