Phân tích đoạn thơ mở đầu của bài thơ Bên kia sông Đuống của nhà thơ Hoàng Cầm- Văn lớp 12

Phân tích đoạn thơ mở đầu của bài thơ Bên kia sông Đuống của nhà thơ Hoàng Cầm- Văn lớp 12

Hướng dẫn

Loading…

Phân tích đoạn thơ mở đầu của bài thơ Bên kia sông Đuống của nhà thơ Hoàng Cầm- Văn lớp 12

Bài làm

Hoàng cầm là một tác giả nổi tiếng với tình yêu quê hương đất nước. Ông là một nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.

Hoàng Cầm là một người con sinh ra từ vùng quê hương Kinh Bắc nơi nổi tiếng với nhiều ngành nghề thủ công truyền thống như tranh Đông Hồ.

Kinh Bắc là vùng đất nổi tiếng là vùng kinh kỳ của khu vực miền bắc nước ta. Nơi có nhiều người phụ nữ chăm chỉ đảm đang, tháo vát, nơi có những bãi bồi xanh thắm lúa ngô, khoai sắn, một vùng quê hương tươi đẹp trù phú.

Tác giả Hoàng Cầm viết bài thơ “Bên kia sông Đuống” trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt khi mà tác giả đang ở vùng tản cư nơi có sự lãnh đạo của quân cách mạng. Một hôm nghe tin quê hương mình bị giặc chiếm đóng tác giả vô cùng đau đớn và ông viết bài thơ “Bên kia sông Đuống” trong hoàn cảnh đặc biệt đó.

Trong tác phẩm của mình khổ thơ đầu tiên là khổ thơ mà tác giả Hoàng Cầm dùng để miêu tả lại cảnh trù phú, bình yên của quê hương mình. Một mảnh đất màu mỡ, quanh năm xanh tốt thể hiện những vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân

Đồng thời thể hiện sự sung túc của vùng quê hương kinh kỳ kẻ chợ này. Một vùng quê giàu có trù phú cuộc sống vô cùng tươi đẹp, phồn vinh.

Loading…

Những lời thơ đầu tiên thể hiện cảm xúc cay đắng, nghẹn lòng của tác giả. Nhân vật trữ tình được tác giả gửi gắm những tâm sự của mình đó chính là một người con gái với danh xưng là anh và em

Em ơi, buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống”

Nhân vật ’em” gái này có thể là người vợ người thương cũng có thể chỉ là sự tưởng tượng của tác giả, nhưng nó thật sự khiến cho bài thơ trở nên xúc động, chân thực và thi vị hơn.

Ngày xưa cát trắng phẳng lì”

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh”

Dòng sông Đuống ở vùng quê Kinh Bắc quê hương của tác giả là một con sông quanh năm hiền hòa thể hiện sự nên thơ, trữ tình với dòng sông êm đềm chảy quanh năm. Hai bên bờ sông cát trắng phẳng lì vô cùng đẹp.

Cảnh vật nên thơ lãng mạn hữu tình, thể hiện một cuộc sống bình yên. Trên lòng sông những dòng nước hững hờ trôi khi những tia nắng xuyên qua dòng sông trong veo dưới đáy sông in hình lấp lánh, những đêm trăng người dân thường thấy bóng trăng dưới lòng sông. Một cuộc sống nên thơ, hữu tình như vậy làm sao đi xa người ta không nhớ, không vấn vương cho được.

Xem thêm:  Phân tích nhan đề Hồn trương ba da hàng thịt

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

Xanh xanh bãi mía bờ dâu”

Những câu thơ này dòng sông Đuống không chỉ thể hiện vẻ đẹp của mình mà còn thể hiện sự kiên cường, anh dũng của dòng sông. Nó đã trải qua một thời kỳ lịch sử trải dài theo đất nước trải qua bao thăng trầm, qua những trận chiến ác liệt, qua bao nhiêu nắng mưa. Tạo cho dòng sông Đuống có một sức sống mãnh liệt kiên cường bền bỉ qua thời gian như những người dân vùng quê Kinh Bắc.

Hai câu thơ này thể hiện sự độc đáo của nhà thơ Hoàng Cầm thể hiện sự tự hào dân tộc của tác giả với mảnh đất quê hương mình. Với nơi chôn rau cắt rốn của cuộc đời mình.

Chính niềm tự hào dân tộc đó đã khiến cho tác giả Hoàng Cầm không thể kìm chế sự chua xót của mình khi nghe tin giặc đã chiếm đánh vùng quê Kinh Bắc thân yêu. Những ký ức bình yên, những kỷ niệm tuổi thơ lại trỗi dậy mạnh mẽ làm tác giả không thể nào không cầm bút viết.

“Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay”

Trong hai câu thơ này thể hiện sự nuối tiếc, uất nghẹn của tác giả khi không làm gì được cho quê hương. Nhà thơ nuối tiếc cho quê hương mình, một mảnh đất xanh tươi, giàu có trù phú như vậy mà nay lại chìm trong những hủy diệt của bom đạn, chịu cảnh tan tác, tất cả đều chìm trong khói lửa của chiến tranh nghịch cảnh.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 12: Diễn đạt trong văn nghị luận

Tác giả nhớ nhung những ngày còn bình yên đất nước còn tươi đẹp cuộc sống con người hiền hòa, sự đau đớn đó khiến cho tác giả cảm thấy như chân tay mình như rụng rời không còn sức lực để đứng vững nữa.

Thông qua bài thơ thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước của tác giả Hoàng Cầm. Đồng thời thông qua bài thơ này nhà thơ cũng muốn tố cáo tội ác của giặc khi bọn chúng gieo rắc chiến tranh phi nghĩa lên đất nước ta làm cho bao nhiêu vùng quê tươi đẹp của Việt Nam bị hủy diệt chìm trong bom đạn.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *