Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 25

Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 25

Hướng dẫn

Loading…

Tuyển chọn đề thi THPT Ngữ Văn (Đề 25)

A. ĐỀ THI

I. ĐỌC HIẾU (3 ĐIẾM)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Có một nhà xã hội học, trong khi đi tìm hiểu thực tế cho để tài của mình sắp viết thi gặp một trường hợp khả thú vị:

Anh A và anh B đều có một người cha nghiện ngập và vũ phu. Sau này, anh A trở thành một chàng trai luôn đi đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình. Còn anh B thì lại là một phiên bản của cha anh. Nhà xã hội học đã đặt cùng một câu hỏi cho cả hai người: “Điều gì khiến anh trở nên như thế?”. Và nhà xã hội học đã nhận được cùng một câu trả lời: “Có một người cha như thế, nên tôi phải như thế”.

(Sưu tầm)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,5 điểm)

Loading…

Câu 2. Hãy giải thích ý nghĩa của cụm từ “như thế” trong lời nói của anh A và anh B. (1,5 điểm)

Câu 3. Đặt nhan đề cho đoạn văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 4. Đoạn văn bản gợi cho anh/chị nhớ tới văn bản nào đã học trong chương trình? (0,5 điểm)

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1.(2 điểm)

Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu chuyện trên bằng đoạn vân khoảng 200 từ.

Câu 2. (5 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn trích sau:

Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quả, càng uống lại càng tỉnh ra. Tình ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn chỉ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức.

(Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ vân 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2008)

Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cú uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng MỊ thì đang sống về ngày trước. Tai Mị vàng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.

(Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008)

B. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI

I. ĐỌC HIẾU (3 ĐIỂM)

Câu 1. Phương thức biểu đạt của văn bản là tự sự. (0,5 điểm)

Câu 2. (1,5 điểm)

– Cụm từ “như thế” trong lời nói của anh B:

+ “như thế” 1: chỉ người bố nghiện ngập và bạo lực.

+ “như thế” 2: chỉ việc anh ta cũng nghiện ngập và bạo lực như bố

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về danh và thực

– Cụm từ “như thế” trong lời nói của anh A:

+ “như thế” 1: chỉ người bố nghiện ngập và bạo lực.

+ “như thế” 2: chỉ việc anh ta phấn đấu vươn lên, đi đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình.

Câu 3. Đặt nhan đề: Anh A và anh B, Một hoàn cảnh – hai con người,… (0,5 điểm)

Câu 4. Đoạn văn bản gợi nhớ tới văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa… (0,5 điểm)

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

Yêu cầu về hình thức

– Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

Đoạn văn cần làm rõ được các ý sau:

– Phân tích câu chuyện: (0,5 điểm)

+ Câu chuyện về nạn bạo lực gia đình và sự ảnh hưởng tới con cái. Có đứa con bị nhiễm tính bạo lực của cha. Có người lại vươn lên, chống lại nó.

+ Đây là câu chuyện ngụ ý về môi trường xấu và sự tác động của hoàn cảnh với con người cũng như ý chí vượt lên của con người trước hoàn cảnh.

+ Ý nghĩa cả câu.

– Bình luận câu chuyện (1 điểm):

+ Câu danh ngôn đúng hay sai?

+ Lí do đúng (hoặc sai).

– Bài học rút ra (0,5 điểm)

Đoạn văn mẫu:

Đây là câu chuyện về hai người cùng ở hoàn cảnh cha nghiện ngập và bạo lực nhưng họ lại có phản ứng, thay đổi khác nhau trước hoàn cảnh. Anh B thì lại là một phiên bản của cha anh – cũng nghiện ngập và bạo lực. Điều này chứng tỏ, anh B không có nghị lực, bản lĩnh để giữ vững được tính cách tốt của mình. Còn anh A trở thành một chàng trai luôn đi đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình. Ta có thể thấy, anh đã không bị những năm tháng tuổi thơ kinh hoàng làm ảnh hưởng tới tương lai của mình. Bên cạnh đó, anh không chịu đựng mà còn có tinh thần phản kháng, chống lại bạo lực và lối sống tệ nạn như của người cha. Câu chuyện còn giúp chúng ta xác lập một thế đứng vững chắc trước những tác động tiêu cực ngoài xã hội và nếu bị rơi vào một hoàn cảnh không thuận lợi, đầy rẫy những tiêu cực thì chúng ta nên có quyết tâm vượt qua. Nó giúp chúng ta có tinh thần cảnh giác trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “gần mực mà vẫn không đen” và chúng ta nên có ý chí quyết tâm trở thành một ngọn đèn luôn luôn tỏa sáng.

Câu 2. (5 điểm)

Xem thêm:  Soạn bài lớp 12: Đàn ghi ta của Lorca

Yêu cầu về hình thức

– Viết đúng bài văn với bố cục gồm ba phần.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

a) Mở bài

Giới thiệu vê tác giả, tác phẩm, hai trích đoạn trong đề (0,5 điểm)

– Nam Cao sáng tác từ trước năm 1940, nhưng chỉ sau khi truyện ngắn Chí Phèo ra đời, ông mới được biết đến như một cây bút hiện thực xuất sắc. Chí Phèo đã để lại dấu ấn khó quên và nỗi day dứt, ám ảnh không nguôi trong lòng người đọc, nhất là đoạn Chí uống say, sau khi bị Thị Nở cự tuyệt.

Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Tô Hoài trong giai đoạn sáng tác sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong đó, đoạn văn được coi là hay nhất chính là đoạn kể về Mị trong đêm tình mùa xuân. Đoạn văn đã thể hiện sức sống mãnh liệt cùng khao khát tình yêu cháy bỏng của Mị – người con gái xinh đẹp mà bất hạnh.

b) Thân bài (4 điểm)

1. Cảm nhận về đoạn trích 1 (1,5 điểm)

Sau khi bị Thị Nở từ chối chung sống và cũng không còn cách nào níu giữ được Thị, Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mọi hi vọng cho một tương lai “làm người” bỗng chốc tan thành mây khói. Trong cơn tuyệt vọng ấy, Chí Phèo như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình – vốn sinh ra là người nhưng lại không được làm “người”. Hắn vật vã, đau đớn. Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra. Trong tận sâu thẳm tâm hồn, hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình.

2. Cảm nhận về đoạn trích 2 (1,5 điểm)

Đoạn văn miêu tả Mị trong đêm tình mùa xuân với sự trỗi dậy của tâm hồn. Chế độ phong kiến nghiệt ngã cùng với tư tưởng thẩn quyền có thể giết chết mọi ước mơ, khát vọng, làm tê liệt cả ý thức lẫn cảm xúc con người, nhưng từ trong sâu thẳm, cái bản chất người vẫn luôn tiềm ẩn và chắc chắn nếu có cơ hội sẽ thức dậy, bùng lên. Rượu là chất xúc tác trực tiếp để tâm hồn yêu đời, khát vọng sống của Mị trỗi dậy. Mị vừa như uống cho hả giận, vừa như uống hận, nuốt hận. Hơi men đã dìu tâm hồn Mị theo tiếng sáo. Tô Hoài đã miêu tả tiếng sáo như một dụng ý nghệ thuật để lay tỉnh tâm hồn Mị. Tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tình yêu tự do, đã theo sát diễn biến tâm trạng Mị, là ngọn gió thổi bùng lên đốm lửa tưởng đã nguội tắt.

Xem thêm:  Phân tích Rừng xà nu-Nguyễn Trung Thành

3. So sánh hai đoạn trích (1 điểm)

– Giống nhau

+ Cùng nói về cảnh uống rượu với nỗi uất ức khó vơi của hai con người ở dưới đáy của đau khổ.

+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật đạt tới bậc thầy.

– Khác nhau

* Về nội dung:

+ Đoạn trích 1: Thể hiện nỗi đau khổ vì bị tan vỡ khát vọng họàn lương. Việc uống rượu là một phản ứng tất yếu trong chuỗi bi kịch này. Vì thế nó đau đớn hơn.

+ Đoạn trích 2: Thể hiện sự hồi sinh tâm hồn của Mị. Việc uống rượu như một nguyên nhân tạo nên sự hồi sinh ấy. Nó thực tế là tín hiệu đáng mừng trong tâm hồn tưởng như đã nguội tắt của Mị.

* Về nghệ thuật:

+ Đoạn trích 1: Dùng câu cảm, câu văn ngắn, nhịp nhanh, đan xen lời tác giả và ý nghĩ của nhân vật.

+ Đoạn trích 2: Dùng nhiều câu kể, phối hợp câu văn dài ngắn khác nhau.

c) Kết bài

Kết luận chung vẽ hai đoạn trích, nêu cảm nghĩ (0,5 điểm)

Ở hai đoạn văn này, tác giả đã miêu tả hành động của các nhân vật trong những giây phút bộc lộ tâm trạng thật nhất của cuộc đời. Qua đó, các đoạn văn góp phần thể hiện tinh thần nhân văn, tồ đậm tính cách nhân vật và thể hiện một cách chân thật, cảm động giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của các truyện ngắn.

Xem thêm Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 24 tại đây

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *