Nghị luận xã hội – Học có chọn lọc trong cuộc sống – Ngữ Văn 12

Nghị luận xã hội – Học có chọn lọc trong cuộc sống – Ngữ Văn 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận xã hội học có chọn lọc

Đề bài:

Quan điểm của anh (chị) về lời khuyên của Lev Tolstoi: “Cần phải lựa chọn nghiêm ngặt xem nên học gì và không nên học gì” (Trình bày trong một bài văn khoảng 600 chữ)

Hướng dẫn làm bài

Vấn đề mà Lev Tolstoi – nhà văn Nga vĩ đại – nêu lên ở đây rất giản dị nhưng cũng rất thiết thực. Nó đặt người đọc trước sự lựa chọn cần thiết cho con đường học hành của mình. Để giải quyết vấn đề này, người viết phải biết đặt ra các câu hỏi: Tại sao cần lựa chọn nghiêm ngặt nên học gì và không nên học gì? Nếu không biết lựa chọn như thế thì hậu quả sẽ thế nào? Bài làm là sự trả lời những câu hỏi đó bằng lí lẽ và dẫn chứng.

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Học hành là công việc gắn với con người từ bao đời nay. Có thể nói, không một bước phát triển nào của văn minh loài người mà không gắn với việc học. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề học tập, có vô số tư tưởng, quan niệm khác nhau. Có người nhấn mạnh vai trò, có người bàn về ý nghĩa, có người quan tâm đến phương pháp học tập. Lev Tolstoi – nhà văn Nga thế kỉ XIX đã nêu một quan điểm: cần phải lựa chọn nghiêm ngặt xem nên học gì và không nên học gì. Quan điểm rõ ràng như vậy về việc học tập là điều rất đáng để mọi người, nhất là những người ở tuổi cắp sách đến trường phải nghiêm túc suy nghĩ.

Xem thêm:  Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

– Tại sao việc nên học gì và không nên học gì phải là sự lựa chọn nghiêm ngặt?

Loading…

+ Sở dĩ trong học tập, chúng ta phải lựa chọn nên học gì và không nên học gì là bởi trước hết, biển kiến thức của nhân loại thì mênh mông, trong khi quỹ thời gian cũng như năng lực của bản thân mỗi người thì có hạn.

Văn minh nhân loại (cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần) là tất cả những gì mà con người đã tạo nên bởi sự vận dụng tri thức vào lao động sáng tạo. Thành tựu đó là của cả loài người, mà mỗi cá nhân, dù là thiên tài, cũng chỉ có thể đóng góp một phần nhỏ mà thôi. Nhà vật lí học không thể làm thay công việc của nhà sinh học. Nhà kinh tế không đảm trách được vai trò của người nghệ sĩ. Thực tế, những người thành công là người biết lựa chọn cho mình một lĩnh vực phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân, học tập, nắm vững tri thức và biết vận dụng một cách hiệu quả nhất trong thực tế.

+ Mặt khác, mục đích thiết thực của học tập không phải để biết, mà là để làm như một phương châm đã được UNESCO nêu lên. Muốn học để làm, kiến thức phải vững vàng, kĩ năng phải thuần thục. Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến chuyên môn hẹp và tư cách chuyên gia. Một người chỉ trở thành chuyên gia thực thụ khi thể hiện được sự am hiểu sâu sắc lĩnh vực hoạt động của mình. Đó chính là những người đã biết lựa chọn và theo đuổi việc học tập ở một địa hạt cụ thể, để có thể phát huy cao nhất khả năng của mình.

Xem thêm:  Dàn ý: Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

– Nên học gì và không nên học gì được Lev Tolstoi xem là sự lựa chọn nghiêm ngặt, bởi đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại của cả một đời người. Nếu lựa chọn đúng, người ta sẽ có được niềm hứng thú, say mê, khả năng tư duy được đánh thức, việc nắm bắt tri thức sẽ trở nên dễ dàng và sự vận dụng vào thực tế sẽ rất khả quan. Ngược lại, nếu lựa chọn không đúng, người học sẽ dễ chán nản, động cơ học tập sẽ bị triệt tiêu, do vậy, không thể nào đạt được kết quả mong muốn. Nhiều người thành đạt nhờ sự sáng suốt trong lựa chọn, bên cạnh không ít người phải trả giá cho sự lựa chọn sai lầm.

– Như vậy, câu nói của Lev Tolstoi không bàn đến những chuyện cao xa, mà đề cập đến khía cạnh rất thiết thực của việc học tập. Nó nhắc nhở giới trẻ – những ngưòi đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời – rằng, muốn thành công trong học tập, trước hết phải biết lựa chọn. Tuy nhiên, phải hiểu cho đúng tinh thần của sự lựa chọn theo quan niệm của Lev Tolstoi. Tình trạng học lệch, chọn môn này bỏ môn kia theo kiểu thi gì học nấy vẫn diễn ra bấy lâu nay không phải là sự lựa chọn đúng. Chọn ngành nghề, chọn trường học bao giờ cũng gắn với định hướng lập nghiệp ngày mai. Có nhất thiết phải đi ra từ một trường đại học thì mới có tương lai sáng sủa? Theo học một nghề được đào tạo trong một trường dạy nghề nào đó mà phát huy được sở thích, sở trường của cá nhân có phải là yếu tố quyết định thành công trong tương lai? Đó là những câu hỏi bắt buộc mỗi học sinh phải tự trả lời.

Xem thêm:  Phân tích Người lái đò sông Đà (Nguyễn  Tuân)

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *