Suy nghĩ về ý kiến: “Quê hương và chốn lập nghiệp” – Ngữ Văn 12

Suy nghĩ về ý kiến: “Quê hương và chốn lập nghiệp” – Ngữ Văn 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận xã hội về lập nghiệp

Đề bài:

Quê hương và chốn lập nghiệp.

Hãy bộc lộ suy nghĩ của mình về vấn đề trên bằng một bài viết có độ dài khoảng 600 chữ.

Hướng dẫn làm bài

Đề bài yêu cầu phát biểu suy nghĩ về điều luôn làm cho những người trưởng thành phải bận lòng, từ đó gợi mở những nhận thức mói về không gian sống của chúng ta hôm nay cùng các nghịch lí của nó.

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Quê hương và chốn lập nghiệp là những khái niệm khác nhau. Quê hương chỉ định nơi “chôn rau cắt rốn”, nơi mình sinh ra và lớn lên, cũng chỉ định một giá trị lớn của cuộc đời, không ai có thể tuỳ tiện vứt bỏ. Khái niệm quê hương có sự giãn nở rộng hẹp khác nhau: nó có thể là một làng, một xã, một huyện, một tỉnh, cũng có thể là một nước (quốc gia). Chốn lập nghiệp chỉ định nơi ta tạo dựng sự nghiệp cho mình, nơi ta hiện sống và làm việc. Con người có thể lập nghiệp tại chính quê hương mà cũng có thể ở những miền đất khác, trong hoặc ngoài nước.

Loading…

– Trong những thời đại lịch sử trước đây, phần đông con người sống với suy nghĩ giản dị: sinh ra ở đâu thì sống, làm việc và chết ở đó. Điều này dường như mang ý nghĩa tất yếu. Nhưng trong thời hiện đại – thời đại của sự giao lưu trên quy mô toàn Gầu – nhận thức trên đã bộc lộ “vấn đề”. Quê hương vẫn được xem là một giá trị thiêng liêng nhưng nó không còn quá trói buộc mọi lựa chọn của con người. Người ta làm việc và sống ở nơi khác mà vẫn có thể không bị mang tiếng là bội bạc với quê hương. Theo đó, khái niệm quê hương cũng mở rộng nội hàm, làm xuất hiện những khái niệm mới như “quê hương thứ hai”, “quê hương mới”…

Xem thêm:  Soạn bài lớp 12: Quá trình văn học và phong cách văn học

– Trong suy nghĩ của không ít người, quê hương thường gắn liền với ý niệm về sự “nghèo khó”, “chật hẹp”. Đó là một trong những nguyên cớ thúc đẩy họ ra đi, “dựng cơ đồ” ở những chốn khác, thuận lợi hơn. Sự lựa chọn này hoàn toàn chính đáng, không có lí do gì để ngăn trở, nhất là khi chúng ta đã có nhận thức đầy đủ về quyền tự do của con người cá nhân. Tại chốn lập nghiệp (không phải là quê hương), người ta có thể đóng góp được nhiều nhất cho xã hội, và qua đó cũng gián tiếp đóng góp cho quê hương. Điều đó rõ ràng là tốt đẹp. Quê hương có thể tự hào về những người con của mình đã thành danh ở xứ khác.

– Sự lựa chọn trong cuộc đời thật đa dạng. Có người muốn lập nghiệp ngay tại chính quê hương mình với mong muốn làm cho quê hương ngày càng giàu mạnh, thoát khỏi cái tiếng “nghèo khó”, “chật hẹp”. Đây hiển nhiên là một điều đáng biểu dương. Tuy nhiên, theo cái nhìn cởi mở, ta không thể lấy sự lựa chọn này làm chuẩn mực để đo những sự lựa chọn khác, vấn đề quan trọng là trong lòng anh có còn chỗ cho quê hương không? Đóng góp cho quê hương, từ xa, vẫn là một sự đóng góp đáng được tôn vinh, trân trọng.

– Đối với con người hiện đại, những ràng buộc đối với quê hương chỉ bằng sợi dây nguồn cội, bằng những giá trị mặc định từ xưa rõ ràng là không đủ. Quê hương chỉ thực sự trở thành hai tiếng có ý nghĩa vẫy gọi khi quê hương là chốn trở về đầy hấp dẫn với chính sách thu hút nhân tài được thực hiện có hiệu quả, là trung tâm kết nối mọi người ở mọi vùng miền của Tổ quốc và ở mọi nơi trên thế giới. Lúc đó, khái niệm chốn lập nghiệp không còn đối lập với khái niệm quê hương và khái niệm trở về cũng mang một nội hàm mới, ý nghĩa mới, có thể giúp cho người ta yên tâm sống, làm việc và cống hiến, dù họ đang ở không gian nào.

Xem thêm:  Phân tích nhận vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *