Nghị luận về sự kì vọng của cha anh đối với thế hệ trẻ hiện nay – Ngữ Văn 12

Nghị luận về sự kì vọng của cha anh đối với thế hệ trẻ hiện nay – Ngữ Văn 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận về sự kì vọng với giới trẻ

Đề bài

Trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:

“Mai này con ta lớn lên.

Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng”

Từ gọi mở của những câu thơ trên, hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) bàn về sự kì vọng của cha anh đối với thế hệ trẻ và trách nhiệm của thanh niên chúng ta trước kì vọng đó.

Hướng dẫn làm bài

Đề bài không yêu cầu phân tích đoạn thơ. Việc dẫn thơ chỉ để tạo cảm xúc, cảm hứng cho người làm bài, giúp ta nhận thức được toàn bộ tình cảm thiết tha mà thế hệ cha anh đã gửi gắm. Nên chú ý các từ, cụm từ như “đi xa”, “mơ mộng” để lập ý cho phù hợp. Cần lí giải được lí do của sự kì vọng và chỉ ra được những việc mà thế hệ trẻ phải làm để đưa đất nước cất cánh, đáp ứng niềm mong mỏi của cả dân tộc về một đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Loading…

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Lịch sử là một cuộc chạy tiếp sức vô tận. Đến lượt mình, thế hệ nào cũng vậy, đều phải nhận lãnh trách nhiệm trước đất nước và phải đem hết sức để làm tròn sứ mệnh được lịch sử giao cho. Mỗi thế hệ lớn lên đều được thừa hưởng từ thế hệ đi trước những thành quả tốt đẹp, đồng thời cũng nhận từ cha anh nhiều gửi gắm thiết tha. Những gửi gắm ấy luôn tạo nên một áp lực tâm lí cần thiết để chúng ta bước tiếp trên con đường thiên lí mà một dân tộc phải đi qua để “đến những tháng ngày mơ mộng”.

– Vì sao lại xuất hiện những kì vọng của cha anh đối với thế hệ trẻ? Vì mọi thế hệ đều có những giới hạn của mình và người ta khó bước qua những lằn ranh do lịch sử vạch ra? Chẳng hạn, thế hệ trước chúng ta đã dâng hiến tuổi xuân để giải phóng đất nước, giành lại đất nước từ tay quân thù và đưa hai miền Nam Bắc về “chung một nhà”. Đó là trách nhiệm nặng nề mà thế hệ trước đã hoàn thành. Nhung bước sang thời kì mới – thời kì dựng xây đất nước và hội nhập – lịch sử đòi hỏi phải có một lớp người mới đảm trách những sứ mệnh mới. Lớp người mới đó hiện nay chính là chúng ta.

Xem thêm:  Suy nghĩ về câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành

– Chúng ta từng được nuôi dưỡng bởi lòng tự hào và niềm tin, đã được hưởng một nền giáo dục vì con người và vì sự tiến bộ xã hội. Đây là lí do khiến cha anh có thể an tâm về thế hệ tiếp nối của mình. Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm, từ “sẽ” cho thấy cha anh hoàn toàn tin rằng điều họ mong mỏi chắc chắn sẽ thành hiện thực trong tương lai. Mang Đất Nước đi xa là một cách nói hình tượng về vấn đề: thế hệ tiếp nối sẽ làm vang danh đất nước, sẽ làm cho “non sông Việt Nam” được “vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu” như lời Bác Hồ nói vói học sinh nhân ngày khai trường năm 1945.

– Sự kì vọng của thế hệ đi trước không phải là câu chuyện nói suông. Thế hệ trẻ đã nhận được sự quan tâm lớn của Đảng và Chính phủ, đã được tạo nhiều điều kiện để phấn đấu, học tập. và làm việc. Việc bồi dưỡng thanh niên trở thành những “hạt giống đỏ” luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển đất nước. Điều này đã từng được quan tâm đặc biệt ngay khi đất nước đang còn chiến tranh.

– Lớn lên trong một bối cảnh văn hoá chính trị như thế và đứng trước những thách thức lớn của thời đại đối với con đường phát triển của mỗi quốc gia, tuổi trẻ chúng ta không thể thoái thác trách nhiệm của mình. Trong nhiều loại bảng xếp hạng cấc quốc gia (về chất lượng sống, về thu nhập bình quân đầu người, về sự đóng góp cho văn minh, văn hoá nhân loại.,Việt Nam thường bị xếp vào các thứ hạng thấp. Điều đó cho thấy để có một vị trí “vẻ vang” trong cộng đồng quốc tế hay để lấy lại danh hiệu “lương tâm nhân loại” mà ta từng có trong thời chống Mĩ, đất nước ta, nhân dân ta còn nhiều việc phải làm. Nếu không nhìn thẳng vào sự thật này, chúng ta sẽ không có đủ động lực để hành động. Rất nhiều bạn trẻ đã có một quá trình phấn đấu, học tập đáng biểu dương và đã thực sự thành đạt. Tuy nhiên, cần phải thường xuyên nghĩ về mối quan hệ giữa sự thành đạt của cá nhân với sự giàu mạnh, phồn vinh của đất nước để có định hướng hành động đúng.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về vấn đề văng tục chửi thề ngày nay – Ngữ Văn 12

– “Trách nhiệm” hoàn toàn không phải là một từ nói suông. Thế hệ trẻ nói chung, mỗi một thanh niên nói riêng, phải biết xây dựng cho mình những chương trình hành động cụ thể để thúc đẩy quá trình hoà nhập sâu rộng vào thế giới của Việt Nam, để người Việt Nam có thể ngẩng cao đầu vì những đóng góp xứng đáng của mình cho cộng đồng nhân loại.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *