Phân tích Tuyên ngôn độc lập-Hồ Chí Minh
Hướng dẫn
- Mở bài:
Tháng 8/1945, cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp thắng lợi trên toàn quốc. Để khẳng định chiến thắng vẻ vang và nền độc lập nước nhà, Hồ Chí Minh đã bắt tay soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập và chính thức độc trước hàng chục vạn người dân tại quảng trường Ba Đình khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Không những có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn, bản Tuyên ngôn độc lập còn có giá trị văn chương sâu sắc.
- Thân bài:
1. Cơ sở pháp lí và chính quyền của bản Tuyên ngôn độc lập
Nhìn một cách chung nhất, Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố về quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc. Tuyên bố về chủ quyền quốc gia, nó kết tinh những quyền lợi và nguyệ vọng tha thiết của dân tộc, đồng thời thể hiện khí phách của dân tộc đã được hun đúc trong cả một lịch sử hình thành và phát triển. Một trong những vấn đề quan trọng và cốt lõi của bản Tuyên ngôn độc lập là phải tạo cơ sở cho pháp lí cho nền độc lập của dân tộc ta.
Từ quyền con người đã được thừa nhận, Bác đã mở rộng và khẳng định quyền của các dân tộc. Trong đó có dân tộc Việt Nam. Bác đã dựa vào hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ để trên cơ sở đó tạp những tiền đề cần thiết không thể phủ nhận được Tuyên ngôn nước ta.
Mở đầu bản Tuyên ngôn, Bác đã nêu lên một chân lí, đã được ghi nhận qua lịch sử tiến hóa của nhân loại: Đó là chân lí về quyền sống, quyền tư do và mưu cầu hạnh phúc của con người. Từ chân lí ấy, đã dẫn tới một chân lí khác, đó là chân lí về quyền của các dân tộc: “Tất các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Như vậy, bằng sự dẫn dắt mở rộng tất yếu, từ quyền con người đến quyền dân tộc, Tuyên ngôn độc lập đã xác lập được căn cứ vững chắc, đã nêu lên một lẽ phải không ai chối cãi được để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ta.
Để khẳng định tính đúng đắn và tạo sức mạnh thuyết phục cho bản tuyên ngôn, Bác lại trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ ở thế kỷ XVIII bởi đây là hai bản Tuyên ngôn có giá trị tích cực và tiến bộ đã được cả thế giới thừa nhận. Trên cơ sở vấn đề con người đã được khẳng định và thừa nhận ở hai bảng Tuyên ngôn trên, Bác đã xác lập quyền của dân tộc ta. Đây là một chiến thuật sắc bén của Hồ Chủ Tịch, dùng “gậy ông đập lưng ông”. Cách nói khác là dùng chỉnh lời lẽ, vũ khí của kẻ thù để đánh bại kẻ thù.
Dẫn trích hai bản tuyên ngôn trên, Bác đã khóe léo đặt nước ta ngang hành; bình đẳng với các nước lớn trên thế giới. Đây là cách đi, là con đường ngắn nhất để Bác khẳng định bản Tuyên ngôn nước ta. Đó là cách dễ đi vào lòng người nhất.
Cả hai mặt pháp lý và đạo lý đều hết sức sáng tỏ trong nguyên tắc quyền dân tộc mà Tuyên ngôn độc lập xây dựng làm căn cứ cho lập luận của mình. Cách đặt vấn đề của Hồ Chủ Tịch vừa khóe léo, vừa chặt chẽ. Không phải ngẫu nhiên mà mở đầu bản Tuyên ngôn, Hồ Chủ Tịch đã đều cập đến nội dung bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ (1776) và tuyên ngôn nhân quyền (1789) của Pháp.
Lúc tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng ở Mỹ và cuộc cách mạng Tư sản ở Pháp thì giai cấp tư sản ở hai nước đó còn đóng vai trò Cách Mạng và tiến bộ, có khả năng tập hợp được các lực lượng Cách Mạng, lật đổ chế độ thực dân Anh để giành độc lập cho Mỹ và xóa bỏ chế độ phong kiến Pháp để thực hiện nền dân chủ tư sản – do đó, tinh thần và nội dung cơ bản hai Tuyên ngôn trên có ý nghĩa tích cực và được thế giới thừa nhận.
Bởi vậy, trích dẫn hai bản tuyên ngôn ấy sẽ tạo cơ sở pháp lí chính nghĩa và vững vàng cho Tuyên ngôn độc lập của chúng ta. Hơn thế nữa, việc trích dẫn bản Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ còn thể hiện một chiến thuật sắc bén của Hồ Chí Minh: Dùng gậy ông đập lại lưng ông. Vạch trần cho thiên hạ thấy nếu Pháp lăm le trở lại xâm lược nước ta một lần nữa có nghĩa là chúng phản bội lại truyền thống tốt đẹp của tổ tiên. Những người có lương tâm và phẩm cách không bao giờ làm thế.
2. Cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn độc lập
Bác bỏ, phủ định Quyền của Thực dân Pháp đối với dân tộc ta, để từ đó ngăn chặn âm mưa của Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa.
Bác khẳng định Việt Nam giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
Pháp rêu rao sang Việt Nam với mục đích “bảo hộ” nhưng thực tế Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật (lần 1 năm 1940; lần năm 1945). Chính quyền Pháp cũng cho rằng họ sang Việt Nam để nhằm “khai thác văn minh” thì Bác bằng những lập luận chặt chẽ, sắc bén, những dẫn chứng tiêu biêu chọn lọc đã chứng minh: trong suốt hơn 80 năm qua, thực dân Pháp đã thi hành những chính sách thâm độc, ngu dân làm cho đất nước ta suy yếu, nòi giống ta càng ngày trở nên suy nhược.
Bác cũng vạch trần những tội ác dã man của Pháp đối với nhân dân ta trong suốt mấy chục năm qua.
Mở đầu phần 2 này, Hồ Chủ Tịch đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong suốt thời gian hơn 80 năm qua. Cách nêu tội ác của Pháp hết sức súc tích, đầy đủ, bao gồm đủ các mặt, cả về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế.
Kết hợp với giọng văn đanh thép đầy phẫn nộ là những từ ngữ hình ảnh giản dị mà sâu sắc, giàu tính gợi cảm, có tác dụng làm cho câu văn thêm xúc động, thấm vào lòng người mối thù không đội trời chung với bọn thực dân Pháp: “Chúng thi hành những luật pháp dã man… Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học… Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu… Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân… Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm nòi giống ta suy nhược… Chúng bốc lột dân ta đến xương tủy khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều”.
Mỗi hình ảnh so sánh hay ẩn dụ; mỗi từ ngữ được chọn lọc ở đây dường như gợi lại trong tâm trí người đọc một bức tranh sống động đầy máu và nước mắt gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc.
Trong phần kết tội bọn thực dân Pháp đã bán nước ta cho Nhật, Hồ Chủ Tịch đã thẳng tay vạch trần lập trường phản động và vô nhân đạo của chúng đồng thời khẳng định lập trường chính nghĩa và nhân đạo của nhân dân ta bằng những hình ảnh sinh động, cụ thể, Hồ Chí Minh đã lên án lập trường phản động đê hèn của thực dân Pháp: “Bọn thực Pháp quì gối đầu hàng, mở của nước ta rước Nhật… Trong 5 năm, chúng đã bán nước ta 2 lần cho Nhật… Thậm chí đến khi thua chạy chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái, Cao Bằng”.
Lập trường nhân đạo của nhân dân ta cũng được thể hiện sâu sắc trong cách diến đạt nhấn mạnh của Hồ Chủ Tịch: “Việt minh đã giúp cho… lại cứu cho… và bảo vệ cho họ”. Điều đó phản ánh rất trung thực truyền thống nhân đạo văn minh của dân tộc ta từ xưa đến nay đã được Hồ Chủ Tịch phát huy tới đỉnh cao.
Để phủ định dứt khoát mọi quan hệ thuộc địa giữa nước ta với thực dân Pháp, đồng thời để khẳng định mạnh mẽ cuộc Cách Mạng dân tộc, dân chủ của nhân dân ta. Hồ Chủ Tịch đã dựa vào hàng loạt biến cố chính trị diễn ra trong lịch sử thực tế Việt Nam, khoảng 5 năm (1940-1945) và vận dụng phương pháp suy luận theo quan hệ nhân – quả để đi tới những kết luận cần phải có như những lẽ đương nhiên, không ai có thể phủ nhận được. Phân tích nội dung cụ thể, chúng ta có thể trình bày tóm tắt toàn bộ lập luận Hồ Chủ Tịch. Tóm tắt như sau: Theo qua trình diễn biến ba bước của lịch sử:
Bước 1: Pháp đã bán nước ta cho Nhật, nước Việt Nam đã trở thành thuộc địa. Do đó đã chấm dứt quan hệ thuộc địa với Pháp.
Bước 2: Pháp chạy và Nhật hàng. Nhân dân ta đã giành laijn nước Việt Nam từ tay Nhật, lật đổ chế độ thực dân, lập nên nước Việt Nam độc lập.
Bước 3: Vua bảo đại thoái vị, nhân dân ta đã đánh đỗ chế độ phong kiến, lập nên chế độ dân chủ Cộng hòa. Như vậy, nước ta dân chủ cộng hòa ra đời là một sự thật lịch sử không ai có thể phủ nhận được.
Như vậy, cùng với lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục cao, là nghệ thuật sử dụng ngôn từ rât điêu luyện của Hồ Chủ Tịch. Có lúc Người sử dụng cấu trúc đặc biệt và nhịp điệu dồn dập của câu văn để gợi lên sự biến chuyển mau lẹ của các sự kiện (Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị).
Trên cơ sở những thực tế lịch sử hiển nhiên đã được chứng minh kế thúc phần 2 của bản Tuyên ngôn, Hồ Chủ Tịch đã khẳng định đanh thép quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, bình đẳng với các dân tộc trên thế giới. Sự khẳng định này dựa trên hai cơ sở: Pháp lý và thực tế.
Cớ sở Pháp lý ở đây có phần gần gũi và thiết thực hơn – đó không phải là bản Tuyên ngôn lịch sử của Pháp và Mỹ TK XVIII nữa mà là nguyên tắc dân tộc bình đẳng đã được chính các nước đồng minh công nhận ở hội nghị Tê Hê Ran và Cựu Kim Sơn ( I – ran và SanFransico).
Còn cơ sở thực tế chính là sự nghiệp đấu tranh Cách Mạng của dân tộc ta trong hơn 80 năm qua: “gan góc chống ách nô lệ của Pháp và mấy năm qua đã đứng về phe đồng minh chống Phát xít”. Một sự nghiệp hoàn toàn phù hợp với công lý và chính nghĩa, phù hợp với những nguyên tắc dân tộc bình đẳng đã được các nước đồng minh thừa nhận.
3. Lời tuyên bố chính thức với thế giới.
Kết thúc bản tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố đanh thép của Hồ Chủ Tịch về sự ra đời của nước Việt Nam mới tự do và độc lập.
Trong Tuyên ngôn độc lập, ngoài phương diện lập luận còn có một phương diện thứ hai đó là sự bốc lột mạnh mẽ ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia của đoàn thể nhân dân Việt Nam. Đây là hai mặt tạo thành chỉnh thể toàn vẹn của Tuyên ngôn độc lập.
Mặt thứ nhất: Lý lẽ, để khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc; phủ định mọi mưu toan và hành động xâm lược. Mặt thứ hai: Trữ tình, bộc lộ ý chí, nguyện vọng quan tâm, nó là sự thể hiện tư thếbản lính dân tộc. Hai mặt này luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau để cùng diễn đạt tư tưởng quan tâm giữ vững nền độc lập, tự do của dân tộc. Tuyên ngôn độc lập là kết tinh vẻ đẹp của nghệ thuật văn chương chính luận.
Giá trị văn học của tuyên ngôn độc lập.
Đây là một tác phẩm hết sức ngắn gọn, cô đúc (chỉ vào khoảng ba trang) nhưng hàm chứa một nội dung tư tưởng lớn lao, có liên quan đến vận mệnh sống còn của cả một dân tộc.
Nói đến văn chính luận là phải nói tới nghệ thuật lập luận ở tác phẩm Tuyên ngôn độc có lập luận chặt chẽ, đanh thép, có sức thuyết phục cao.
Những dẫn chứng được nêu lên trong bản Tuyên ngôn độc lập hết sức tiêu biểu, chọn lọc (như phần kết tội, lên án bọn thực dân Pháp đã được Bác triển khai trên nhiều bình diện: cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội vô cùng đặc sắc.
Bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ Tịch không những là một văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một tác phẩm văn học nghê thuật có giá trị lớn lao. Tuyên ngôn độc lập cũng là sự kết tinh trong sáng và đầy đủ nhất. Những tác phẩm văn học Cách Mạng phong phú, nổi tiếng trước Cách Mạng tháng 8 của Hồ Chí Minh như vở kịch “ Con Rồng tre”, “ Bản án chế độ Thực dân Pháp”,…
Nó có thể coi là một áng văn bất hủ của nền văn học dân tộc. Kế thừa và phát huy xuất sắc truyền thống thể loại văn “cáo” và tuyên ngôn của các anh hùng dân tộc mà tiêu biểu là bài thơ “ Nam Quốc Sơn Hà” tương truyền của Lý Thường Kiệt và áng “thiên cổ hùng văn”, “ Bình ngô đại cáo” nổi tiếng của Nguyễn Trãi.
Nghệ thuật chính luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ Tịch đã đạt đến một trình độ mẫu mực. Nội dung tư tưởng sâu sắc lập luận đanh thép chặt chẽ, văn phong giản dị trong sáng.
- Kết bài:
Có thể nói Tuyên ngôn độc lập là kết tinh cao đẹp, rực rỡ của truyền thống yêu nước, ý chí, nguyện vong và tinh thần dân tộc và phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ 20. Tuyên ngôn độc lập đánh dấu một móc son chói lọi, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tự cường dân tộc.
Các dạng đề:
1, Nêu hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác bản “ Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh.
2, Hãy nêu nội dung và giá trị nhiều mặt của bản “Tuyên ngôn độc lập”
3, Có ý kiến cho rằng: “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một áng văn chính trị mẫu mực. Anh/chị hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến nhận xét trên.
Theo hoctotnguvan.vn