Soạn bài lớp 12: Đò Lèn

Soạn bài lớp 12: Đò Lèn

Hướng dẫn

Loading…

Soạn bài lớp 12: Đò Lèn

Soạn bài lớp 12: Đò Lèn là tài liệu văn mẫu lớp 12, giúp các bạn đọc hiểu tác phẩm, từ đó hiểu được những gì tác giả muốn gửi gắm: gợi nhắc con người ta về ý thức trân trọng cội nguồn, những giá trị bền vững, phải biết nhận lại nhiều điều cho dù là muộn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn bài lớp 12: Thực hành một số phép tu từ cú pháp

Soạn bài lớp 12: Tiếng hát con tàu

Soạn bài lớp 12: Sóng

Giáo án điện tử bài Đò Lèn

Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy

Soạn bài Đò Lèn của Nguyễn Duy

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Loading…
  • Nguyễn Duy sinh năm 1948 tại Đông Vệ Thanh Hoa, tên khai sinh của ông là Nguyễn Duy Nhuệ.
  • Năm 1965 người con trai ấy quyết tâm lên đường nhập ngũ để bảo vệ đất nước. Trên chiến trường ông đã tham gia vào nhiều trận chiến ác liệt.
  • Không chỉ là một người chiến sĩ dũng cảm Nguyễn Duy còn tham gia hoạt động sáng tác nghệ thuật và trở thành một gương mặt tiêu biểu cho phong trào thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ.
  • Tác phẩm tiêu biểu: Tre Việt Nam, hơi ấm ổ rơm, cát trắng, ánh trăng…
  • Phong cách nghệ thuật:
    • Hướng tới cái đẹp của đời sống giản dị quanh ta và ở đó ta thấy được sự lắng kết những giá trị vĩnh hằng.
    • Xúc cảm chân thành được diễn tả bằng một hình thức thơ giàu màu sắc dân gian, vừa phảng phất hương vị thơ cổ lại vừa mang tính hiện đại.
Xem thêm:  Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

2. Bài thơ

a. Nhan đề:

  • Đò Lèn là một địa danh ở quê ngoại của nhà thơ. Có lẽ qua nhan đề ta thấy được phần nào nội dung mà nhà thơ đang muốn nói đến.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

  • Bài thơ Đò Lèn được in trong tập thơ Ánh Trăng.
  • Tháng 9-1938 Nguyễn Duy sau bao năm xa cách đã trở về quê ngoại thăm bà, nhưng hiện tại bà đã không còn nữa chỉ còn một nấm mồ nơi bà an nghỉ mà thôi. Đứng trước mộ bà đứa cháu trai ngày nào như nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ bên bà. Tất cả cảm xúc ấy bật lên thành tứ thơ Đò Lèn.

c. Thể thơ: tự do gồm 6 khổ mỗi khổ 4 câu, câu đầu tiên ở mỗi khổ viết hoa còn lại thì viết thường, dấu chấm chỉ xuất hiện ở phần cuối bài. Đây chinh là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Duy.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Hình tượng người cháu

  • Khổ 1: tác giả bắt đầu kể về những kỉ niệm ngày xưa bên người bà thân yêu. Đó là hình ảnh một cậu bé vô cùng tinh nghịch, những lần đi chơi của cậu gắn liền với từng địa danh và hình ảnh người bà: đi cống na câu ca, đi chợ Bình Lâm, bắt chim sẻ trên vành tai tượng phật, ăn trộm nhãn ở chùa Trần.

-> Có thể thấy cậu là một cậu bé rất tinh nghịch

  • Không những thế cậu còn theo chân bà đi đến lẽ Đền Sòng, ngửi thấy mùi hương trầm thơm lắm, những điệu hát văn lảo đảo bước cô đồng. Thực sự với cậu những điều đó cậu không có cảm giác gì chỉ là ở với bà và đi với bà thành ra quen.
  • Chính vì vô tư tinh nghịch như thế nên Nguyễn Duy đâu biết bà mình cơ cực đến nhường nào. Nhưng với suy nghĩ của trẻ con thì không thể nào hiểu hết được. Đến những năm bom Mỹ trút xuống nhà của bà, mọi thứ tan tác bay hết, bà cũng không thể nào đi đền, đi chùa như trước nữa. Hình ảnh củ dong diềng luộc sượng thể hiện một tuổi thơ chiến tranh thiếu thốn nghèo nàn. Nhưng chính sự nghèo nàn ấy lại làm cho Duy hiện giờ cay xè mũi khi nhớ lại.
  • Và đến khi trưởng thành như ngày hôm nay cậu trở về thì bà không còn nữa, sự thức tỉnh trong ý thức của cậu bé ngày nào khi hiểu hết được nỗi vất vả của bà giờ đây là quá muộn.
Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

-> Như vậy có thể nói hình tượng người cháu hiện lên qua bài thơ là một cậu nhóc tinh nghịch và có một tuổi thơ nghèo nhưng vô cùng thi vị và đáng nhớ. Tuổi thơ ấy gắn liền với bà, niềm vui của bà là niềm vui của cậu, hình ảnh “níu váy bà” hay “chân đất đi chợ đền Sòng”, rồi “củ dong diềng luộc sượng” quả thật là những hình ảnh tuổi thơ tuy nghèo những đậm tình thương. Hiện cháu đã trưởng thành và hiểu hết những cơ cực mà bao nhiêu năm qua bà vẫn phải chịu.

2. Hình tượng người bà

  • Người bà hiện lên qua cảm nhận của người cháu thật sự rất tần tảo, lam lũ cơ cực nhưng rất mực yêu thương cháu.
  • Trước khi quân xâm lược kéo đến bà là một người có đời sống tinh thần cao đẹp hướng về thần thánh, bà hết mực yêu thương cháu đi đâu cũng dẫn cháu đi cùng.
  • Thế nhưng khi giặc Mỹ đến không còn huệ trắng với hương trầm nữa, cũng chẳng còn tiên phật thánh thần nữa mà thay vào đó là bom giật bom rơi. Bom Mỹ rơi nhà bà bay tuốt, những động từ mạnh được nhắc đến thể hiện sự ác liệt của chiến tranh.
  • Bà phải chập chững chân thấp chân cao đi bán cháo để nuôi cháu, những mối nguy hiểm luôn dình dập cướp lấy bà.

-> Có thể nói hình tượng người bà hiện lên tiêu biểu cho những người bà Việt Nam hết lòng vì con vì cháu.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

III. Tổng kết

  • Bài thơ gợi nhắc con người ta về ý thức trân trọng cội nguồn, những giá trị bền vững, phải biết nhận lại nhiều điều cho dù là muộn. Bài thơ gây xúc động về tình bà cháu bằng cảm xúc chân thành triết lý nhẹ nhàng nhưng thấm thía.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *