Phân tích bài Viếng lăng bác của Viễn phương
Hướng dẫn
Phân tích bài Viếng lăng bác của Viễn phương
Sau khi hai miền Nam Bắc thống nhất trở lại, lần đầu tiên sau bao nhiêu năm trời, tác giả lại được ra thăm lăng Bác. Cái tình cảm suốt bao nhiêu năm ròng thương nhớ lại ùa về, đó không chỉ là thái độ yêu kính mà đây còn là lòng biết ơn vô hạn đối với vị Cha già của dân tộc. Cũng bởi vì tình cảm thiêng liêng đó mà nhà thơ Viễn Phương đã sáng tác ra bài “Viếng Lăng Bác” như là một tiếng lòng của mình mong muốn gửi gắm đến Bác.
Bài thơ được viết theo thể thơ 8 tiếng với âm hưởng rất ngọt ngào, tràn đầy tình yêu thương và gắn với giai điệu của ca dao dân ca. Giọng điệu của bài thơ như một lời tâm tình gần gũi khi mà tác giả sử dụng cách xưng hô “con” với “Bác” – đó không phải là lời trò chuyện của một vị lãnh tụ đối với người dân mà như một lời tâm tình của một người cha đối với một người con lâu ngày không gặp lại, một mối quan hệ ruột thịt, thân thiết. Nhan đề của bài thơ gợi lên cho người đọc một thái độ thành kính của nhà thơ đối với Bác. Dù đây là lần đầu tiên nhà thơ được gặp Bác, dù chỉ là một “cuộc gặp gỡ ngắn ngủi” nhưng mà nhà thơ đã gửi gắm vào đó không biết bao nhiêu là tình cảm yêu thương mà gắn bó. Bởi vậy mà câu mở đầu đoạn thơ cũng đầy xúc động:
“Con ở miền Nam ra thăm Lăng Bác”
Đó như là một sự giới thiệu của tác giả. Lời giới thiệu về mình: “con ở miền Nam” – chỉ với 4 tiếng thơ mà nghẹn ngào, đầy xúc động. Khoảng cách 30 năm chia cắt dằng dặc giữa hai miền Bắc – Nam đã khiến cho miền Nam yêu thương, miền Nam anh hùng chưa thể nối lại với hòa bình với miền Bắc. Nhưng nỗi đau ấy là do ai, do ai mà đến bây giờ, khi đất nước ta thống nhất con mới có cơ hội ra thăm Bác? Đó, không chính ai khác, những kẻ đã gây ra nỗi đâu thương này chính là thực dân Pháp hung tàn hay đế quốc Mỹ tàn bạo. Để giờ đây sau 30 năm dài chia cắt, những đứa con miền Nam lại có cơ hội ra thăm cha, nỗi đâu đấy cứ xoáy vào tim, không thể nói lên lời.
Cho đến 3 câu thơ tiếp theo:
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre, xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng”
Bước những bước trên con đường đến viếng thăm lăng Bác. Hình ảnh những hàng tre xanh mướt lại được hiện lên vào buổi sớm, hình ảnh tre hiện lên thật hoàn mỹ, thật huyền ảo. Nhưng đó đâu phải hai hàng tre bình thường mà trong con mắt của nhà thơ, hai hàng tre đó hiện lên thật lung linh, đa nghĩa. “Bát ngát” – chỉ với một từ bát ngát mà ý tứ của nhà thơ như được thể hiện rõ ràng hơn rất nhiều. Tre luôn là biểu tượng của con người Việt Nam, cho nhân dân Việt Nam. Đã từ bao đời nay, tre luôn “giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà trang, giữ đồng lúa chín” khi đất nước ta bị giặc xâm lăng, tre lại ở đó, kiên cường và bất khuất. Cũng bởi vậy mà bây giờ, tre cũng đang lặng lẽ bảo vệ cho giấc ngủ của Bác – một giấc ngủ ngàn thu.
“Ôi hàng tre, xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Từ láy “xanh xanh” như một từ láy nhằm biểu hiện sức sống mãnh liệt của loài cây này trước mọi khó khăn, gian khổ. Tre còn biểu tượng cho những khó khăn, những gian khổ mà đất nước ta, nhân dân ta phải hứng chịu, nhưng với bản lĩnh, với tinh thần quật cường của nhân dân ta, thì không một ý chí, một thế lực nào có thể làm xoay chuyển được nhân dân ta, con người Việt Nam ta. Hai hàng tre xanh vẫn lặng lẽ nằm bên cạnh lăng Bác như Bác đang nằm giữa tình yêu của quê hương, của đất nước, của tình cảm nồng nàn mà gắn bó keo sơn của dân tộc ta. Như Bác vẫn đang sống mãi với quê hương, với đất nước, với nhân dân Việt Nam.
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Nếu như khổ 1 thì nhịp thơ càng nhịp nhàng, trầm bổng, thổn thức bao nhiêu thì đến khổ thơ 2, lại là một nhịp điệu thơ khác. Có câu thơ dài 9 tiếng, đã diễn những bước chân chầm chậm, nối dài mãi của những người con đi vào lăng viếng Bác – đó là một sự thành kính không chỉ của nhà thơ mà còn hòa chung vào cả dòng người. Để từ đó, nhà thơ có một phát hiện lý thú, ngay cả đến thiên nhiên với một sức mạnh không thể khống chế được cũng phải ngưỡng mộ Bác – một con người vĩ đại của đất nước Việt Nam. Tác giả sử dụng hình ảnh mặt trời như để ví đến Bác. Có một mặt trời của thiên nhiên và cũng có một mặt trời của trong lăng – mặt trời đó chính là hiện thân cho Bác, ánh mặt trời đỏ đó sẽ chiếu sáng đến tất cả những người Việt Nam để nhân dân ta sẽ thoát khỏi những lầm than, những đau khổ để ánh mặt trời đó sẽ soi rọi đưa nhân dân ta đi lên theo con đường Cách Mạng mà Người đã lựa chọn. Nếu như hai câu đầu thì nói về những công lao, những hình ảnh ẩn dụ thì hai câu cuối lại là tình yêu thương của con dân Việt Nam dâng lên Bác. 79 mùa hoa hay chính là 79 năm Bác đã tận tụy hết lòng với nhân dân, với con người Việt Nam để giờ đây Bác được yên nghỉ sau những năm tháng vất vả, khó khăn.
Đứng trước sự vĩ đại, to lớn của Bác, ta cũng vô thức bị dòng thơ cuốn và trong lăng lúc nào không hay:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vãn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Một cảm xúc khó tả được trào dâng trong lòng tác giả khi đứng trước linh cữu của Bác, vừa thương yêu, vừa xót xa, tiếc nuối. Thể thơ 7 chữ như được đong đầy: “Con vẫn biết trời xanh là mãi mãi, nhưng sao vẫn nghe nhói ở trong tim?” Câu thơ ngắn, rộng mà trầm lắng, lại thổn thức, nghẹn ngào trong tim – đó là những giọt nước mắt nghẹn ngào, bồi hổi khi viếng Bác. Hình ảnh tả Bác là hình ảnh tả thực: Bác đang nằm trong quan tài, trong một giấc ngủ bình yên, phải chăng đây là lần đầu tiên sau 79 năm, Bác mới có một giấc ngủ bình yên nhất trong cuộc đời của Người. Nếu hai câu thơ đầu là diễn tả hình ảnh thực thì đến hai câu thơ cuối lại mang ý nghĩa ẩn dụ: trời xanh chính là Bác – dù biết Bác đã ra đi mãi mãi nhưng những hình ảnh về Bác vẫn sẽ sáng mãi ở trong tim mỗi con người Việt Nam. Nhưng sao đến giờ chúng ta vẫn không chấp nhận được sự thật rằng Bác đã ra đi mãi mãi. Đó là nỗi đâu buốt từ tận sâu trong tim, tình cảm của một đứa con với một người Cha đã ra đi mãi mãi.
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Cho đến bây giờ, thì những giọt nước mắt không thể kiềm chế được nữa, đó chính là những giọt nước mắt vỡ òa trên khuôn mặt của tác giả. Lời tâm sự đó, những giọt nước mắt đó là những giọt nước mắt của một người đàn ông, của một nhà thơ và hơn thế nữa đó còn là những giọt nước mắt của một người chiến sĩ. Tất cả những hình ảnh đó đã tạo nên những câu thơ cầu khiến đầy sức gợi. Điệp từ “muốn làm” như một hình ảnh gợi lên ước vọng của nhà thơ. Những ước vọng đó của nhà thơ đều là những hình ảnh bình dị, khiêm nhường mà cháy bỏng khi muốn hóa thân thành con chim, thành đóa hoa và thành cây tre để có thể được mãi ở bên cạnh Bác, bảo vệ cho giấc ngủ của Bác. Bước chân đi mà lòng lại không thể muốn – đây là khổ thơ tạo nên sự xúc động nghẹn ngào của tác giả.
Khép lại bài thơ mà từ ngữ như vẫn còn vang vọng đâu đây. Đây được coi là một trong những bài thơ hay nhất không chỉ đối với tác giả mà còn đối với những người dân của đất nước Việt Nam.
Nguồn: Bài văn hay
Theo hoctotnguvan.vn