Suy nghĩ về nhân vật Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Suy nghĩ về nhân vật Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Hướng dẫn

Suy nghĩ về nhân vật Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Nếu là con chim chiếc lú

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.

(Tố Hữu)

Những dòng thơ ấy như ngân vang da diết, gieo vào lòng người đọc những xúc cảm thật khó quên về một quan niệm sống rất đẹp: Sống là cho người khác chứ không phải cho riêng mình! Sống là phải quan tâm lo lắng đến những người xung quanh. Và đến với truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long, ta cũng bắt gặp một tư tưởng, một cách sống như vậy. Được viết trong chuyến đi thực tế lên Lào Cai năm 1970, truyện ngắn đã để lại một dư âm không lặng lẽ bởi nó đã thành công trong việc xây dựng hình tượng những con người đang thầm lặng cống hiến cho Tổ quốc. Đặc biệt, nhân vật anh thanh niên – một con người đáng mến đáng yêu đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó quên về vẻ đẹp của người lao động.

..Anh thanh niên ấy chính là trung tâm của truyện ngắn. Anh không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm mà chỉ có mặt trong cuộc gặp gỡ chốc lát với người họa sĩ già, cô kĩ sư mới ra trường và bác lái xe. Ngay cả đến tên anh, tác giả cũng không giới thiệu. Song dù chỉ gặp anh trong ba mươi phút ngắn ngủi người “cô độc nhất thế gian” ấy đã khiến người đọc rung cảm và xúc động trước vẻ đẹp tâm hồn lấp lánh, trước chân dung của một người lao động lặng lẽ cống hiến cho đất nước trong cái lặng lẽ của Sa Pa.

Đến với những trang viết tinh tế và đầy cảm xúc của Nguyễn Thành Long,, người đọc thật sự ấn tượng trước hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên “ một người lao động chân chính, thật ấn tượng trước hình ảnh một người thanh niên tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng ngời. Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng chỉ có mây núi, cây cỏ Sa Pa làm bạn. Một cuộc sống như vậy chẳng lẽ lại khiến anh cô đơn, buồn tẻ? Công việc của anh cũng hết sức gian khó. Anh là một cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa cầu “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây. Công việc ấy không khó nhưng gian lao lắm. Quên sao được những đêm gió tuyết, giá rét khi anh làm việc! Quên sao được cái lặng im đáng sợ của Sa Pa lúc nửa đêm! Quả thật, hoàn cảnh sống gian khó vất vả, cô đơn ấy của anh đã khiến người đọc cảm phục anh biết nhường nào.

Xem thêm:  Đề 4: Phân tích khung cảnh lễ hội trong đoạn trích Cảnh ngày xuân – Bài văn chọn lọc lớp 9

Sống trong một hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy nhưng thật cảm phục khi ở người thanh niên ấy vẫn ngời lên niềm đam mê cháy bỏng với công việc, vẫn lấp lánh một tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm với công việc Quanh năm suốt tháng chỉ có cây cỏ làm bạn, cô đơn một mình, thế nhưng anh đã ý thức được công việc của mình. Đó là công việc “báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Thử hỏi nếu không có lòng yêu nghề, không có một niềm say mê rực cháy thì làm sao có thể nhận ra giá trị đích thực của công việc? Trong suy nghĩ của anh, được làm việc là một điều thật hạnh phúc, hãnh diện. Còn gì đẹp hơn tinh thần yêu nghề tha thiết ở người thanh niên ấy? “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?. Có lẽ ngọn lửa say mê công việc đã khiến anh quên đi bao cô đơn gian khó, tỏa sáng tâm hồn anh, để rồi chỉ còn lại sự toàn tâm, toàn ý cho nghề nghiệp? Anh luôn tự động viên, an ủi mình để hoàn thành tốt công việc. “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Suy nghĩ như vậy chẳng đẹp lắm sao? Và thật xúc động khi niềm say mê ấy được nhen nhóm lên hàng triệu lần khi anh biết tin là mình đã góp phần bắn rơi máy bay Mĩ ở cầu Hàm Rồng. Tâm hồn anh như ngập tràn niềm sung sướng, bồi hồi và hãnh diện. Chẳng phải một con người bé nhỏ như anh cũng đã cống hiến cho cách mạng cho đồng bào đó sao? Và bắt đầu từ đây, cuộc đời đến với anh ngày càng đẹp hơn, có ý nghĩa hơn, để rồi anh nguyện rằng sẽ mãi phục vụ Tổ quốc. Suy nghĩ ấy, sự say mê cháy bỏng ấy của anh đã thể hiện một lí tưởng cao đẹp.

Không chỉ có vậy, người đọc còn yêu mến và cảm phục anh hơn bởi vẻ đẹp rạng ngời trong những hành động cụ thể. Công việc của anh đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ rất cao. “Cháu lấy những con số mỗi ngày báo về nhà bằng’ máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng”. Công việc ấy thật là gian lao! Để đo gió đo mưa, anh đã quên đi bao rét mướt, giá lạnh, quên đi cái buồn ngủ xâm chiếm để hoàn thành tốt công việc của mình. Ấy vậy mà anh khẳng định: “Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác”. Hẳn là tất cả những hành động của anh đều dồn cho công việc nên anh mới có thể vui vẻ, yêu nghề đến vậy. Thử hỏi còn nghề gì cao quý hơn những hành động “quên mình” ấy của anh?

Xem thêm:  Những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

Ngoài ra, đọng lại trong lòng mỗi người đọc là phong cách sống của anh. Thật ngỡ ngàng khi người thanh niên ấy sống một mình cô đơn trên núi cao mà lại tổ chức; sắp xếp, được một cuộc sống nề nếp, ngăn nắp, khoa học. Cuộc sống xung quanh bỗng trở nên thật đẹp dưới bàn tay của anh – một con người lao động chân chính. Nào là căn nhà nhỏ sạch sẽ, gọn gàng. Nào là những hàng sách được xếp ngay ngắn trên giá. Nào là vườn hoa rực rỡ, mang đậm hơi thở Sa Pa với “hoa đơn, hoa thược dược, vang tím, đỏ, phấn, tổ ong”.

Đặc biệt anh rất hồ hởi, cởi mở với mọi người, gặp mỗi người trên chiếc xe từ Hà Nội lên Sa Pa, anh vui mừng khôn xiết như gặp lại bạn cũ vậy. Gặp ông họa sĩ và cô kĩ sư, anh không một chút ngần ngại mời hai người lên nhà chơi. Anh đã tặng cô kĩ sư một bó hoa thật to “Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết “nếu cô thích”, và anh kể chuyện say mê, hồ hởi như đang tâm tình với hai người bạn tri kỉ. Sự cởi mở của anh thật đáng trân trọng làm sao!

Không chỉ có vậy, anh còn rất quan tâm đến mọi người. Quên sao được củ tam thất mà anh gửi biếu vợ bác lái xe. Quên sao được làn trứng gà mà anh chuẩn bị cho ông họa sĩ và cô kĩ sư ăn trưa! Những món quà ấy tuy nhỏ nhưng đó chẳng phải là tấm lòng chân thành, sự nhiệt tình chu đáo ở anh.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Anh là một con người Sống rất giản dị và vô cùng khiêm tốn. Người họa sĩ già bất giác tìm ra anh chính là nguồn cảm hứng mà bấy lâu nay ông đi tìm, là nguồn khao khát mà ông chờ đợi. Ông muốn vẽ lại chân dung của anh để hoàn thành kiệt tác của mình. Nhưng anh thấy day dứt: “Không, không bác? đừng vẽ cháu! “Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn. Anh luôn nghĩ đến những người xung quanh cũng đang thầm lặng làm việc và còn tốt hơn mình. Anh đã kể về người kĩ sư ở vườn rau su hào, về nhà khoa học nghiên cứu sét. Dường như trong từng lời kể ấy, ta luôn bắt gặp đâu đây ánh mắt cảm phục, tự hào về những con người đang lặng lẽ cống hiến cho Tổ quốc trong anh. Có lẽ nào sự khiêm tốn ấy lại không khiến ta xúc động?

Lặng lề Sa Pa với những trang viết tinh tế đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng không phai về vẻ đẹp trong suy nghĩ, trong phong cách sống của anh thanh niên. Sự lặng lẽ cống hiến cho Tổ quốc của con người bình thường mà cao cả ấy sẽ mãi sưởi ấm trái tim ta. Bất giác, trước những con người lao động chân chính ấy, ta tự hỏi về lẽ sống, lí tưởng của thanh niên ngày nay. Liệu những suy nghĩ bây giờ còn giống với những con người lặng lẽ – những “mùa xuân nho nhỏ” của đất nước:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

(Thanh Hải)

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *