Thuyết minh về kinh nghiệm học văn hoặc làm văn
Hướng dẫn
Thuyết minh về kinh nghiệm học văn hoặc làm văn
Bài mẫu 1: Hãy thuyết minh về kinh nghiệm văn học hoặc làm văn
văn học luôn là những tác phẩm nghệ thuật chứa đựng cái đẹp, nó được tạo lên bởi “chân, thiện, mỹ”, không chỉ giúp chúng ta sống chính trực, nhân nghĩa hơn mà còn có tác dụng cải thiện những lỗ hổng trong văn hóa giao tiếp. Chỉ cần có ý thức và một chút ý muốn học, bạn nhất định sẽ cảm nhận được những giá trị của nó.
Bài làm:
M.Gorki nói “Văn học là nhân học”, khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của môn học này. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, có rất nhiều người bỏ mặc môn học này, một số khác thì buông xuôi. Nguyên nhân xuất phát từ việc các bạn chưa tìm được một phương pháp học văn hiệu quả cho bản thân. Phương pháp học giữ vai trò vô cùng quan trọng. Phương pháp học “Hiểu tác phẩm” là một trong những kinh nghiệm học hiệu quả của nhiều thế hệ học sinh.
Vì sao phải học hiểu? Bất kỳ tác phẩm nào cũng có giá trị của nó, đặc biệt các tác phẩm văn học lại là thành quả sáng tạo bằng cả trí tuệ và tâm hồn tác giả. Học hiểu trước tiên để nắm được những nội dung cơ bản nhất, khi đã hiểu rồi bản thân mới có hứng thú tìm hiểu nhiều hơn, hiểu nhiều hơn.
Một tác phẩm văn học không chỉ chứa đựng nội dung mà còn có giá trị nghệ thuật. Trước tiên, để có thể làm được những đề văn, lý giải được những vấn đề về tác phẩm đó ta phải học hiểu nội dung của nó. Nội dung của tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau. Nội dung được thể hiện qua hình thức của tác phẩm bao gồm hoàn cảnh ra đời, nhân vật, cốt truyện đối với truyện, chủ thể trữ tình, tình cảm thể hiện, và thể thơ đối với thơ bà tương tự với những thể loại văn học khác tùy theo đặc trưng từng thể loại. Bước đầu tiên trong việc học hiểu nội dung chính là đọc tác phẩm nghiêm túc. Trong quá trình đọc, bạn có thể gạch chân khoanh tròn những từ ngữ, chi tiết ấn tượng. Đối với thơ, nên thuộc, đối với truyện, nên nhớ. Thuộc thơ nhớ truyện là một trong những yêu cầu cơ bản của tất cả giáo viên dạy văn. Khi thuộc thơ, nhớ truyện rồi trong đầu đã cơ bản ghi nhớ những nội dung của tác phẩm. Không những thế bản thân còn đặc biệt ghi nhớ những chi tiết gây ấn tượng. Những chi tiết ấy khi tiến hành làm bài, bạn có thể phân tích sâu sắc hơn theo phong cách của mình, từ đó lưu lại đặc trưng riêng trong cách viết.
Học hiểu nội dung là bước đầu tiên trong kinh nghiệm học văn quý báu. Hiểu nội dung, tất cả những yếu tố liên quan sẽ sáng tỏ. Tuy nhiên, hiểu nội dung không thôi chưa đủ. Một bài văn chỉ nói về nội dung sẽ khô khan, không trọn vẹn. Mỗi tác giả, khi cầm bút sáng tác luôn để lại dấu ấn riêng trong tác phẩm của mình thông qua nghệ thuật tác phấm. Gía trị nghệ thuật ấy bao gồm ngôn từ, nhịp điệu, thể loại tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, cách xây dựng nhân vật,…Phải hiểu được nghệ thuật mới hiểu được trọn vẹn nội dung, bởi lẽ nội dung cũng được thể hiện qua giá trị nghệ thuật. Hiểu được giá trị nghệ thuật sâu sắc hay không còn phụ thuộc vào hứng thú của người học nhiều hay ít. Nhưng, văn học luôn là những tác phẩm nghệ thuật chứa đựng cái đẹp, nó được tạo lên bởi “chân, thiện, mỹ”, không chỉ giúp chúng ta sống chính trực, nhân nghĩa hơn mà còn có tác dụng cải thiện những lỗ hổng trong văn hóa giao tiếp. Chỉ cần có ý thức và một chút ý muốn học, bạn nhất định sẽ cảm nhận được những giá trị của nó.
Hiểu được một tác phẩm văn học không phải dễ dàng nhưng không phải quá khó khăn. Hãy mạnh dạn hỏi những người thầy, người cô, những người bạn có thể giảng giải cho mình phần khó hiểu, mạnh dạn bày tỏ cảm nhận của bản thân để cùng giao lưu với mọi người về những tác phẩm văn học để từ đó hiểu được đầy đủ và sâu sắc hơn. Hiểu được tác phẩm, khi làm đề văn, khi học, tất cả mọi thứ đều sáng tỏ. Khi ấy, chỉ cần bình tĩnh nhớ lại, vấn đề sẽ nhanh chóng được giải quyết. Lấy ví dụ như “Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Chiếc lược ngà”. Khi đã hiểu tác phẩm bạn sẽ ngay lập tức gạch được ý đây là vấn đề về nội dung tác phẩm, đó là sự trân trọng ngợi ca tình cảm gia đình, sự lên án chiến tranh đã gây ra bao tổn thương và nội dung ấy được tác giả thể hiện qua ai, qua những ngôn từ, chi tiết như thế nào?
Văn học luôn đem đến những giá trị chân thực mà bất cứ ai hiểu được sẽ cảm thấy xứng đáng. Học hiểu tác phẩm là một kinh nghiệm học văn có hiệu quả, kết hợp với phương pháp học và làm khác, bạn nhất định có thể thành công tiếp thu cho mình nhiều hơn những giá trị văn học.
Bài mẫu 2: Thuyết minh về về kinh nghiệm văn học hoặc làm văn
Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, nhưng cũng là con đẻ của hoàn cảnh lịch sử, thời đại và là nơi ghi dấu ấn tâm hồn, tư tưởng, tài năng của và tâm huyết của nhà văn trong một thời điểm nhất định. Muốn nắm bắt tác phẩm cần phải biết tác phẩm đó gắn liền với hoàn cảnh lịch sử nào. Khi tìm hiểu văn học cũng phải đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với giai đoạn văn học, trào lưu văn học, thời kì hoặc phương pháp sáng tác…
Bài làm:
Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa – thời kì mà con người như bị cuốn hút vào đồng tiền, cơn vũ bão của vật chất, văn chương, chữ nghĩa gần như trở thành một trang sức tầm thường, có cũng đc mà không có cũng chẳng sao. Hiếm người nhận thức được giá trí đích thực của việc học văn. Vậy thì, để nhận ra những giá trị của văn chương, cần có những phương pháp hiệu quả để tiếp cận, để học, để có những bài văn hay, thuyết phục những con người mù quáng đó.
Điều đầu tiên, chúng ta cần chọn thầy để học. Nếu được thầy cô giỏi, tâm huyết giảng dạy và hướng dẫn, chúng ta sẽ vẫn thấy văn học hấp dẫn và thú vị hơn, hiểu vấn đề sâu sắc hơn. Hiện nay, tài liệu tham khảo tràn ngập thị trường, để mua được những cuốn sách tốt, chúng ta nên nhờ thầy cô có uy tín giới thiệu. Khi đọc tài liệu tham khảo, chúng ta không nên “bê” nguyên một bài viết của người khác vào làm bài của mình. Những người cầm bút nên nhớ không bao giờ được Đạo Văn. Đọc sách tham khảo không phải chỉ để chép mà còn để xem cách thức làm bài, triển khai vấn đề…
Thứ hai, để có thể hiểu được một tác phẩm văn học, chúng ta cần khám phá tác phẩm trong các mối liên hệ. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, nhưng cũng là con đẻ của hoàn cảnh lịch sử, thời đại và là nơi ghi dấu ấn tâm hồn, tư tưởng, tài năng của và tâm huyết của nhà văn trong một thời điểm nhất định. Muốn nắm bắt tác phẩm cần phải biết tác phẩm đó gắn liền với hoàn cảnh lịch sử nào. Khi tìm hiểu văn học cũng phải đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với giai đoạn văn học, trào lưu văn học, thời kì hoặc phương pháp sáng tác… Mỗi tác phẩm văn chương thường có hai phần nổi bật là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tìm hiểu nội dung là nhằm chỉ ra tư tưởng và quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống, tìm hiểu hình thức là chỉ ra tài năng nghệ thuật của nhà văn, cũng như sự thống nhất và phù hợp của hình thức với nội dung. Nên từ hình thức tìm ra nội dung và tránh diễn xuôi tác phẩm, văn thơ. “Mọi chân lí sẽ trở nên sai lầm, nếu chúng ta cứ xét đoán nó trên cơ sở của nhưng kinh nghiệm hằng ngày” (Ph.Angghen ). Thế giới hình tượng trong tác phẩm được xây dựng nên từ các chi tiết nghệ thuật. Tìm hiểu tác phẩm phải luôn xuất phát từ chi tiết. Mỗi chi tiết trong tác phẩm là một ô cửa mở ra cả thế giới, bởi nó có khả năng sinh nở ra những ý nghĩa mới.
Nói chung, về văn xuôi, chúng ta nhất định phải nắm đc diễn biến câu chuyện, cách kể và giọng điệu của nhà văn, nhân vật trung tâm và những chi tiết, sự kiện xoay quanh nhân vật trung tâm đó.
Về thơ, cần phải nắm được cảm hứng chủ đạo của thơ, kết cấu cảm hứng của bài thơ, đoạn thơ, những chi tiết, hình ảnh mà nhà thơ sử dụng để bộc lộ cảm xúc.
Về kịch, phải nắm được những mâu thuẫn, xung đột, các lời thoại quan trong… Từ các chi tiết nghệ thuật ấy, tìm ra tư tưởng và tình cảm mà nhà văn gửi gắm cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn.
Còn làm sao để có thể viết được một bài văn hay? Văn chương không phải là chuyện cứ làm cho câu cú cầu kỳ, chữ nghĩa đến một bay bổng, uốn éo là hay. Một câu văn hay là một câu văn đơn giản, khúc chiết, rõ ràng và đủ ý. Chỉ có những lúc khi tâm hồn thăng hoa thì văn chương sẽ đạt đến một mức độ thuần túy, thanh khiết, chứ không bao giờ “bay bổng”. Muốn diễn đạt đến mức tinh tế thì phải chuẩn xác ngôn ngữ. Đơn giản nhưng chính là cái phức tạp nhất. Bằng cách nào? Đọc nhiều sách, và một cách đơn giản và thiết thực hơn là có một cuốn từ điển Tiếng Việt. Trong số chúng ta, phần lớn ai cũng có những cuốn từ điển ngoại ngữ mà không hề xuất hiện một cuốn từ điển Tiếng Việt, kể cũng nực cười. Chúng ta chỉ nên đọc chứ không nên tra. Chỉ có những người không hiểu gì về văn học và việc làm văn mới cho là văn chương lai láng, mơ mộng, càng dài càng tốt, muốn viết thế nào thì tùy.
Văn học là một môn khoa học nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy, cần kết hợp tăng cường chất văn vừa tăng cường chính xác trong bài văn, nhất là tỏng việc trích dẫn kiến thức và dẫn chứng. Từ xưa, cụ Tú Xương đã dạy “Văn chương nào phải đơn thuốc / Chớ có khuyên xằng, chết bỏ bu.”
Khi viết văn, cần tuân thủ các nguyên tắc. Để đạt điểm cao, bài văn phải được trình bày sáng sủa, sạch đẹp. Vì vậy, trong quá trình triển khai ý làm bài, các em nên trình bày mỗi ý thành một đoạn văn, được phân biệt với dấu chấm xuống dòng. Cách trình bày như thế vừa giúp bài văn sạch đẹp hơn, gây thiện cảm đới với thầy cô giáo, các ý trong bài nổi bật hơn, thầy cô không thể bỏ sót ý, nên bài văn có lợi hơn về điểm số.
Diễn đạt là quá trình vô cùng quan trọng, sánh ngang với việt tìm ý cho bài văn. Không có ý, thì ko có gì để viết, nhưng có ý đầy trong đầu, mà không biết cách nói ra, thì ý dù hay, dù sâu sắc đến đâu cũng trở thành vô nghĩa. Cũng cần tránh trình trạng diễn đạt mập mờ, dễ gây hiểu nhầm cho người đoc. Vì vậy, chúng ta cần rèn luyện cho mình một cách diễn đạt đúng, nghĩa là nói và viết đúng ngữ pháp. Nếu chưa giỏi diễn đạt, hãy viết các câu văn ngắn, ít thành phần câu, tránh cầu kì, rườm rà và dễ bị mắc lỗi ngữ pháp. Và sau đó, khi đã tiến bộ, cần sử dụng linh hoạt các kiểu câu, linh hoạt các hình ảnh, các phép tu từ, chuyển nghĩa để lời văn có cảm xúc và chất văn.
Giống như quá tình tư duy, quá trình nhận thức của con người, khi học và làm văn, cũng cần qua ba bước là “HIỂU – NHỚ – VẬN DỤNG”. Muốn nhớ được kiến thức thì trước hết phải hiểu nó. Muốn hiểu thì phải chịu khó tìm tòi, suy nghĩ. Học văn không phải là cắm đầu ghi cho đầy vở, mà là phải hiểu, nhớ và ghi lại các ý hay, quan trọng. Gặp những vấn đề chưa hiểu, chúng ta cứ mạnh dạn hỏi, chắc chắn không thầy cô giáo nào từ chối. Kiến thức càng sắp xếp khoa học, chặt chẽ, rành mạch bao nhiêu thì càng dễ nhớ bấy nhiêu. Để tránh học vẹt, khi học văn, chúng ta không nên cầm sách học thuộc lòng, mà nên học theo phương pháp tái hiện
Sau giờ học trên lớp, hãy dành thời gian tĩnh tâm (khoảng 20- 30 phút) để nhớ lại kiến thức vừa học. Việc hệ thống kiến thức theo các bảng, theo mô hình nhánh cây… và việc liên hệ giữa văn học và cuộc sống cũng giúp chúng ta nhớ kiến thức lâu và sâu sắc.
Sau khi đã hiểu và nhớ, cần vận dụng lại bằng cách làm bài tập,.. Để dễ nhớ dẫn chứng và học văn đạt kết quả tốt, cần đọc tác phẩm. Ta nên đọc tác phẩm trước khi được học trên lớp, khi chưa hề nghe giảng. Điều này rất quan trọng, bởi những ấn tượng bạn đầu của các em khi tiếp xúc với tác phẩm sẽ được nhớ lâu và giúp định hướng tác phẩm.
Nhìn chung, để học văn đạt hịêu quả, chúng ta phải học văn bằng chính trái tim và cái đầu của mình, tự tìm một con đường riêng cho mình
Maxim Gorky đã từng nói “văn học là nhân học”. Đến với văn học, chúng ta sẽ tự mình đến với những cung bậc và cảm xúc khác nhau của đời thường. Đến với văn học, chúng ta sẽ nhìn đời sâu sắc hơn cũng như khám phá thêm nhiều điều bổ ích lí thú của cuộc sống. Vậy thì, chúng ta hãy học vằn một cách khoa học ngay từ hôm nay để có những kiến thức vững chắc và những bài văn hay.
Bài mẫu 3: Em hãy thuyết minh về về kinh nghiệm văn học hoặc làm văn
Thực ra tự học không chỉ đối với môn văn mà tất cả các môn học hay những thứ cần học đều rất cần thiết và tốt. Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc chiếm lĩnh, ghi nhớ kiến thức hơn gấp nhiều lần so với cách học khác. Người có khả năng tự học sẽ gia tăng nhu cầu và xác định được tốt hơn mục đích học so với người khác. Hẳn rất nhiều người vẫn nhớ các nhà khoa học nổi tiếng thế giới như Anh-xtanh, Niu-tơn,… hay những tỉ phú, những tài năng thế giới như Bill Gates, Steve Jobs,… đều thành danh bởi họ có năng lực tự học.
Bài làm:
Không chỉ môn văn mà bất cứ môn học nào nếu chúng ta nghiêm túc, nỗ lực chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên để có được điều đó mỗi chúng ta đều phải học hỏi lẫn nhau từ kinh nghiệm của những người khác và rút ra kinh nghiệm của chính bản thân mình. Môn văn cũng vậy, việc chia sẻ kinh nghiệm học và làm văn rất cần thiết và bổ ích. Kinh nghiệm tự học văn, làm văn được chia sẻ dưới đây sẽ giúp chúng ta điều đó.
Thực ra tự học không chỉ đối với môn văn mà tất cả các môn học hay những thứ cần học đều rất cần thiết và tốt. Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc chiếm lĩnh, ghi nhớ kiến thức hơn gấp nhiều lần so với cách học khác. Người có khả năng tự học sẽ gia tăng nhu cầu và xác định được tốt hơn mục đích học so với người khác. Hẳn rất nhiều người vẫn nhớ các nhà khoa học nổi tiếng thế giới như Anh-xtanh, Niu-tơn,… hay những tỉ phú, những tài năng thế giới như Bill Gates, Steve Jobs,… đều thành danh bởi họ có năng lực tự học. Vậy tự học môn văn sẽ như thế nào?
Tự học đối với môn văn không quá khó như các bạn tưởng tượng. Trước hết bạn cần xác định mục đích tự học môn văn để làm gì? Bạn cần tự học những cái gì? Bạn tự học vào những thời gian nào? Trước khi bạn tiến hành học cụ thể cần phải xác định được những yếu tố đó trước, vì đây là mục tiêu bạn cần đặt ra trong quá trình tự học. Đối với môn văn, đa số các bạn học sinh xác định học văn là để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, trong các kì thi, số còn lại yêu thích môn văn thực sự thì mục đích không phải chỉ là kết quả. Nhưng dù là mục đích gì thì khi học văn đều cần xác định các vấn đề bạn cần học. Đối với môn văn có hai vấn đề cần học đó là kiến thức văn học và kĩ năng viết bài văn. Khi đã xác định được mục đích và nội dung học, bạn sẽ cố gắng sắp xếp thời gian sao cho hợp lí để đáp ứng được điều đó.
Đầu tiên bạn phải tự học kiến thức môn văn trước. Việc tự tìm hiểu kiến thức môn văn thông qua nhiều nguồn mà có thể tổng hợp. Đầu tiên, bạn cần khai thác kĩ trong sách giáo khoa. Bao giờ trong sách giáo khoa cũng có hai phần bạn nên chú ý, đó là mục Kết quả cần đạt và Ghi nhớ. Ở đây bạn sẽ xác định được kiến thức trọng tâm bạn cần học là gì. Dựa vào đó bạn sẽ xây dựng kiến thức trọng tâm của bài học, kết hợp với phần giảng và cho ghi của thầy cô ở trên lớp để hoàn thiện. Khi đã xác định đầy đủ kiến thức cơ bản, sử dụng các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa để tìm hiểu kiến thức, bạn tiến hành tìm hiểu các tài liệu bên ngoài. Sách tham khảo, internet là lựa chọn tiếp theo của bạn. Hiện nay có một thực trạng là có quá nhiều sách tham khảo, quá nhiều trang điện tử về môn văn, mà rất khó kiểm soát được.
Vậy làm thế nào tự học qua những tài liệu này? Trước hết hãy nhớ, không phải điều gì trong sách tham khảo, trên các trang web bạn cũng xem hết, cũng tin mà cần phải chọn lọc. Muôn vậy bạn cần phải dựa trên những kiến thức trọng tâm bạn đã xác định được ở trong sách giáo khoa rồi mới tìm và đọc những thứ liên quan. Sau đó hãy sử dụng một cuốn sổ tay, có cách ghi mục rõ ràng để chắt lọc các kiến thức đó, sao cho làm sáng tỏ nội dung mình cần ghi nhớ. Chẳng hạn khi đi tìm hiểu về thể loại truyện cổ tích thần kỳ để phục vụ cho việc học tác phẩm Tấm Cám, bạn cần chú ý hai vấn đề là đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thể loại này. Cho nên chỉ cần khoanh vùng trong sách tham khảo và trên các trang mạng để đọc, vừa đỡ mất thời gian mà lại trọng tâm. Hay khi tìm hiểu về vua An Dương Vương trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy việc tìm đọc về lịch sử Việt Nam ở thời Âu Lạc sẽ rất bổ ích cho các bạn khi tìm hiểu về công lao cũng như tội lỗi của vị vua này, giúp chúng ta đánh giá tốt hơn. Việc tự học kiến thức văn học bởi vậy sẽ có hiệu quả mà không mất nhiều thời gian.
Có được kiến thức với việc viết được bài văn là hai điều hoàn toàn khác nhau. Tiêu chí đánh giá một học sinh học văn tốt hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên kết quả bài làm. Nhưng trên lớp những giờ học làm văn thời lượng ít, mà chỉ vận dụng được phần nào đó để viết văn. Trong khi đó số lượng bài viết trong một năm chỉ có 7 bài, trong đó bao gồm cả 2 bài học kỳ. Vậy việc viết văn và được các thầy cô chấm và chữa cho là khá ít. Chưa kể có thầy cô chậm trả bài, trả bài qua loa, lời phê ít. Nên nhiều bạn học sinh chưa thể tự mình rút ra được những sai sót lần sau khắc phục được. Vậy chỉ có cách tự học rèn kĩ năng viết văn mới có thể khắc phục được.
Việc rèn kĩ năng viết đòi hỏi đầu tiên là phải chăm chỉ. Nhiều người nói rằng văn học là một bộ môn nghệ thuật, nên viết được văn phải có năng khiếu. Đúng là như thế, nhưng nếu bạn học văn để có điểm tốt thì đó không phải là yếu tố quyết định. Bên cạnh đó, khi luyện tập viết văn cũng như học kiến thức, bạn phải xác định viết một bài văn là viết những gì? Trước tiên là phải nắm được dạng đề, bởi một dạng đề có cách triển khai khác nhau. Hiện nay đa số các bạn sẽ học và thi ở dạng văn nghị luận, nên sẽ chú tâm vào dạng văn này. Bạn tìm hiểu thật kĩ các kiểu văn nghị luận, bố cục, dàn ý bài văn nghị luận, các thao tác nghị luận, lập luận… Sau đó, bạn tìm cách đọc những bài văn mẫu. Việc đọc văn mẫu giúp ích cho bạn rất nhiều trong cách triển khai, tổ chức bố cục, diễn đạt, hành văn trong bài viết. Tiếp tục là bạn phải tự mình tập viết những đoạn văn ngắn, những bài văn nhỏ. Có một lưu ý là khi mới tập không được viết cái gì quá lớn, quà dài sẽ dễ gây tâm lý chán nản. Khi tập bạn nên bắt đầu bằng những cái dễ, sau đó mới đến những cái khó.
Việc học kĩ năng viết bài văn rất khó khăn, nhiều bạn chán nản và bỏ cuộc. Vậy các bạn có thể tham khảo ở một hình thức đó là “30 phút mỗi ngày”. Tức là mỗi ngày bạn dành ra 30 phút, ban đầu bạn viết cái gì cũng được, những hãy viết những thứ có mục đích, chứ không viết lung tung. Việc này thực hiện rất dễ, vì nhiều bạn sử dụng luôn việc đăng trạng thái lên facebook cá nhân để rèn luyện cũng là một cách. Sau đó bạn hãy ứng dụng vào việc viết văn. Cũng chỉ mỗi ngày 30 phút về một vấn đề văn học nào đó. Dần dần bạn viết vào những vấn đề trọng tâm của bài học hơn, rồi rèn kĩ năng viết nhanh, viết nhiều hơn… Bạn thử nghiêm túc thực hiện, sau một tháng chắc chắn kĩ năng viết văn của bạn sẽ tốt lên đáng kể.
Dù bạn học hỏi kinh nghiệm ở đâu, thì người học vẫn là bạn. Vì vậy kinh nghiệm tốt nhất là do tự chúng ta tạo ra. Cách thức tự học thực ra không quá mới mẻ, nhưng tự học sẽ giúp bạn tích lũy, trau đồi kiến thức tốt nhất. Nhiều người hiện giờ vẫn lao đầu, chạy xô đi học thêm. Điều này không phải là không tốt, nhưng vấn đề là về nhà chẳng có hoặc chẳng dành thời gian cho tự học nên việc đi học thêm không có nhiều tác dụng. Vậy nên, qua việc chia sẻ về kinh nghiệm tự học văn trên đây phần nào sẽ giúp các bạn sẽ tìm ra được cho mình cách học văn tốt nhất.
Bãi mẫu 4: Đề bài thuyết minh về về kinh nghiệm văn học hoặc làm văn
Những trang văn giống như thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch, phong phú hơn. Từ ngàn xưa, văn học là tiếng gọi con người quay trở về với bản chất thật của mình, giữ cho con người không sa xuống thành con vật cũng không trở thành ông thánh vô bổ, vô duyên.
Bài làm:
Trong thời buổi như hiện nay, giới trẻ chúng ta rất dễ chạy theo những môn học thời thượng, đó là những môn khoa học tự nhiên, môn ngoại ngữ với mong muốn đi du học và mở rộng quan hệ một cách hiện đại. Chúng ta hay nghĩ rằng những môn xã hội không cần người giỏi, chỉ cần học thuộc và trong ấy có môn văn. Nhưng đích đến cuối cùng của chúng ta là học cách làm người, là vươn tới thế giới của chân thiện mĩ, vậy thì thử hỏi liệu văn học thật sự không phải là môn học quan trọng ư? Vậy thì hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiêm về việc học văn nhé. Hi vọng rằng qua bài văn này, các bạn sẽ tìm được sự hứng thú và niềm vui với môn Văn và không còn cái nhìn phiến diện về nó nữa.
Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận tích cực về ý nghĩa và giá trị của môn văn. Đó là những giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ mà qua mỗi hình tượng nghệ thuật đặc sắc nhà văn như muốn đối thoại với người đọc một vấn đề quan trọng về nhân sinh. Những trang văn giống như thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch, phong phú hơn. Từ ngàn xưa, văn học là tiếng gọi con người quay trở về với bản chất thật của mình, giữ cho con người không sa xuống thành con vật cũng không trở thành ông thánh vô bổ, vô duyên. Vậy thì “thơ ca không có người tôi đã mồ côi”. Vâng lời khẳng định của Raxun Gamdatop đã khẳng định được vai trò to lớn của văn học trong đời sống tinh thần của co người.
Từ đó, khi đã có thái độ đúng đắn và chân thành khi tiếp nhận văn học ta mới có nhiệt hứng và lòng say mê đi kiếm tìm những giá trị văn học chân chính. Để qua mỗi tác phẩm, ta thấy thêm được một bài học về sự trông nhìn và thưởng thức. Muốn học văn, đòi hỏi cần sự chăm chỉ rất cao. Khi tiếp xúc với một tác phẩm, ta cần hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm hoặc sâu hơn là bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội để hiểu đúng và cảm nhận sâu sắc tác phẩm ấy. Cần có một quá trình đào sâu, nghiên cứu, tích lũy kiến thức, làm giàu vốn hiểu biết cho bản thân. Một cách để học văn tốt là đọc nhiều, đọc là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình học văn. Khi đọc nhiều ta có thêm vốn hiểu biết cho bản thân, lại thêm hứng thú với các vấn đề đặt ra xung quanh tác phẩm. Như thế, ta giống như người đồng sáng tạo với tác giả, kiếm tìm những giá trị văn học. Những gì đọc được, tìm kiếm được nên ghi chép vào một quyển sổ riêng, làm tài liệu cho bản thân. Như vậy vừa tích lũy kiến thức, vừa tăng kĩ năng ghi chép, viết lách đúng không nào. Và một mẹo nhỏ đó là bạn nên đọc và tiếp xúc với văn bản trước chứ không phải là đọc từ tài liệu đọc vào và áp đặt quan điểm của người khác. Chính vì cách học ngược lại ấy mà nhiều học sinh cho rằng học văn chỉ học thuộc, cơ học, dễ dãi không có tính sáng tạo. Sáng tạo hay không là trong quá trình và thái độ học tập của bản thân, đừng đổ lỗi cho khách quan, ta có thể tham khảo nhưng đừng phụ thuộc như vậy sẽ chỉ làm mòn suy nghĩ và óc sáng tạo của bản thân mà thôi.
Mỗi môn học có một hứng thú và điều cuốn hút riêng, văn học cũng vậy đừng chạy theo những môn học thời thượng mà bỏ qua những giá trị bất biến về bản thân ta, về thế giới và về chính tâm hồn con người đầy phong phú, bí ẩn ấy. Văn học sẽ là phương tiện đặc biệt giúp bạn làm điều ấy. Hãy sáng suốt và thông minh trong hành trình học tập dài rộng ấy nhé.
Theo hoctotnguvan.vn