Đề 6 – Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đề 6 – Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Hướng dẫn

Đề 6 – Một lần em mắc khuyết điểm

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

– Em cần xác định, lần mắc khuyết điểm ấy là khuyết điểm gì (bị điểm kém khiến thầy, cô giáo buồn phiền; quậy phá, chửi thề; đánh bạn, học hành không nghiêm túc,…)?

– Tâm trạng, cảm xúc của thầy, cô giáo khi phát hiện khuyết điểm của em gây hậu quả nghiêm trọng là cảm xúc gì?

– Tâm trạng, cảm xúc của em lúc đó ra sao?

– Em đã đấu tranh tư tưởng như thế nào để có thể nói lên lời xin lỗi và lời hứa hẹn sẽ không tái phạm trực tiếp bằng lời trước thầy, cô giáo?

DÀN Ý CHI TIẾT

Lấy ví dụ là Sửa điểm trong số điểm của cô giáo

I. MỞ BÀI

Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn. Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi sửa điểm trong sổ điểm của cô giáo.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

Lần đó, tôi bị điểm kém môn Toán bài 1 tiết. Đây là bài quan trọng mà tôi chỉ được có 3 điểm.

Tôi bị quê mặt trước mặt bạn bè vì con điểm ấy nên tôi đã nảy ra ý nghĩ xấu là tìm mọi cách để thay đổi con điểm ấy.

2. Trong giờ ra choi

Trong giờ ra chơi, tất cả mọi người đều ra chơi. Riêng tôi thì ngồi trong lớp buồn rầu vì con điểm 3 ấy.

Cô giáo cũng đi tới chỗ tôi ngồi để an ủi tôi lần sau cố gắng nhiều hơn.

Tôi cám ơn cô vì điều đó. Cô giáo bảo tôi coi sóc đồ đạc của cô trên bàn vì cô có chút công chuyện bên nhà trường.

Khi nhìn thấy quyển sổ điểm của cô trên bàn, tôi chợt nảy ra ý nghĩ xấu là sẽ sửa điểm.

Nếu con 3 điểm ấy mà ba mẹ tôi biết được thì ăn roi mây là cái chắc.

Nhưng làm như vậy thật không hay chút nào!

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về vấn đề cá nhân và tập thể

Tôi suy nghĩ, đắn đo một hồi. Thế là tôi quyết định, tôi sẽ lên sửa điểm.

Tôi nhìn dáo dác xung quanh mình xem coi có người nào không.

Tôi chạy lên bàn, lật quyển sổ đến trang điểm của lóp mình. Tôi dùng bút xanh tô lên nét chữ số từ số 3 sang số 8.

Sau đó, tôi cẩn thận để quyển sổ lại như cũ. Nhưng tôi lại không ngờ rằng, khi tôi sửa điểm đã bị bạn lớp trưởng nhìn thấy.

Bạn chạy đi gặp cô để trình báo sự việc. Nhưng cô không nói gì.

Về lớp dọn dẹp lại đồ đạc và cám ơn tôi đã trông coi đồ giúp.

Tôi hí hửng vì tưởng rằng sự việc đã êm xuôi.

Nhưng sáng hôm sau, trong giờ ra chơi tôi được thầy giám thị gọi loa cho cô chủ nhiệm gặp (cô dạy toán đồng thời cũng là giáo viên chủ nhiệm của tôi).

Khi lên gặp, tôi đã bắt gặp ánh nhìn nghi ngờ của cô. Cô hỏi tôi: “Con sửa điểm trong sổ của cô phải không?”. Tôi im lặng, cúi đầu.

“Cô hiểu rằng bị điểm kém, con sẽ buồn và lo lắng nhiều lắm. Nhưng việc làm như vậy là sai rồi, con hiểu không? Cô rất buồn vì điều đó. Lần này tạm thời cô không truy cứu nhưng con phải khắc phục sửa chữa. Không được tái phạm nữa!”.

Tôi “dạ” rõ nhẹ nhàng và nói “Con thành thật xin lỗi cô, con sẽ không bao giờ làm như vậy nữa”.

Không dám ngẩng mặt cao đầu, lòng biết bao tủi hổ, sự ăn năn hối lỗi dâng lên trong lòng tôi.

III. KẾT BÀI

Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.

Tôi tự hứa với lòng sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi nhiều hơn nữa để không làm cho thầy cô, cha mẹ phải buồn lòng.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng có những lỗi lầm và khuyết điểm. Tôi cũng vậy! Tôi đã phạm phải một lỗi lầm mà tôi không bao giờ quên được, nó dường như đã in sâu trong kí ức của tôi khi tôi còn là một đứa trẻ lớp hai ở trường Phạm Hồng Thái.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 9: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Hồi xưa tôi nhớ, tôi đã có một lần làm cho cô Ánh buồn vì đã làm hư một cây bút máy mà cô rất quý và giữ gìn nó cẩn thận suốt bao nhiêu năm vì đó là vật kỉ niệm của cô và người mẹ đã mất rất lâu. Lúc ấy tôi làm rớt nhưng sợ cô sẽ la và phát hiện ra điều đó. Cô cho tôi mượn để đi thi “Viết chữ đẹp”. Qua ngày thi và những ngày kế tiếp đến khi cô hỏi tôi: “Ngân ơi! Cây bút máy cô cho con mượn đâu rồi?”. Tôi sợ hãi và ấp úng không biết trả lời như thế nào và cuối cùng tôi đã nhận lỗi. Tôi nói với cô: “Con xin lỗi cô ạ! Hôm trước con đã làm rớt và không dùng được nữa. Con xin lỗi và mong cô tha thứ cho con. Vì con sợ cô la và buồn nên mấy ngày nay con không dám nói với cô.”. Cô nhìn tôi với ánh mắt thân thương và trìu mến nhưng tôi biết trong ánh mắt ấy có pha lẫn chút buồn phiền, một chút nuối tiếc. Cô bảo: “Thôi, không sao đâu con. Dù gì thì chuyện cũng đã lỡ rồi và con cũng không cố ý. Cô sẽ không trách con đâu.”. Nghe xong câu nói ấy của cô, tôi không còn thấy sợ nữa nhưng thay vào đó tôi càng cảm thấy có lỗi và muốn làm điều gì đó cho cô vui. Qua ngày tôi nhận lỗi với cô, khuôn mặt thanh tao và vui vẻ như ngày nào dường như đã không còn mà hàng ngày tôi thấy trên đôi môi đỏ hồng của cô. Tôi càng cảm thấy có lỗi và ân hận vì việc tôi đã mắc phải. Ngày qua ngày, tôi không được nhìn thấy nụ cười của cô, tôi nói với cô: “Cô ơi, chuyện con làm hư cây bút máy của cô hôm trước, con hứa sẽ cố gắng sửa sai ạ. Con không muốn chính bản thân con đã cướp mất nụ cười của cô! Kì thi “Viết chữ đẹp” vừa qua con đã rất cố gắng ạ. Con sẽ đạt giải cao cho cô vui. Con xin lỗi cô. Cô đừng buồn cô ạ”. Sau đó, cô Ánh cười với tôi và tôi rất vui vì đã thấy nụ cười của cô. Cô bảo: “Thôi, chuyện đó đã qua rồi con, sẽ không sao đâu. Con ra chơi vói các bạn đi. Cô sẽ chờ và tin vào kết quả thi viết chữ của con”. Tôi đáp: “Vâng ạ, con chào cô”.

Xem thêm:  Nghị luận về lòng dũng cảm

Đến ngày trường thông báo về giải của cuộc thi rèn chữ. Tôi đã rất lo lắng và mong được hạng cao để cô vui. Và thật bất ngờ, tôi đã được hạng nhất cấp trường và sẽ tiếp tục thi tiếp cấp quận sắp tới. Tôi lên nhận thưởng và cô Như Ánh – chủ nhiệm lớp tôi, lên trao giải thưởng cho tôi và tôi đã thì thầm với cô: “Cô ơi! Con đã sửa sai rồi đó cô ạ”. Cô cười và nói: “Cô rất vui khi con đã đạt giải cao. Chúc con thi cấp quận thật tốt nhé”.

về sau, mọi chuyện như bình thường. Tôi thấy gần gũi và thương cô nhiều hơn. Đây là lỗi mà tôi mắc phải và là bài học đầu tiên mà tôi phải rút kinh nghiệm cho mình. Nhưng trên hơn cả nó còn là kỉ niệm giữa hai cô trò chúng tôi.

(Bài làm của HS)

>> Xem thêm Đề 7: Kể lại một việc em làm khiến bố mẹ vui lòng tại đây.

Tags:Đề 6 · Một lần mắc khuyết điểm · Văn chọn lọc 9

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *