Dân gian ta có câu “Người ta là hoa đất”. Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ câu tục ngữ trên – Bài làm 1
“Giá trị của con người”, khái niệm đó đã được người xưa hiểu từ rất lâu đời. Những nhà trí thức thời xưa thì đã có óc nhận xét, phân tích sâu sắc và thể hiện dưới những lời ca, truyền từ đời này sang đời khác.
Trong kho tàng văn học Việt Nam, để thể hiện giá trị của con người thì có vô số tục ngữ, ca dao. Nhưng có một câu tục ngữ thể hiện điều đó lại mang một hình thức ẩn dụ, rất sâu sắc khiến người đọc phải tò mò mà ngẫm nghĩ, nhẹ nhàng mà thấm thía các ý sâu xa. Đó chính là câu tục ngữ “Người ta là hoa đất”.
Câu tục ngữ có 5 chữ nhưng mang nhiều điều hàm ẩn, hình ảnh hoa là một thứ đẹp đẽ, thuần tuý, là kết tinh tạo hoá ban tặng mang một hương thơm nồng nàn, một vẻ đẹp kiều diễm. Vậy thì hoa đất là gì? Hoa đất chính là mạch sống của đất trời, cũng có thể nói hoa đất chính là con người. Tại sao vậy? Con người là một sinh vật hoàn hảo của vũ trụ. Con người có hình thể, bản năng và trí tuệ – đó chính là thứ vũ khí mạnh nhất. Trí tuệ đã đem lại cho con người sự tìm tòi khám phá, những kiến thức khoa học tạo nên những bước ngoặt thành đạt thật đáng khâm phục. Con người có thể xây nên những toà tháp có giá trị cả về kinh tế lẫn lịch sử, những máy móc hiện đại để phục vụ con người. Những nền văn minh từ cổ đại tới hiện đại đều do một tay con người tạo ra. Trong quá trình đấu tranh thiên nhiên, bạt núi, ngăn sông, khai khẩn đất hoang, con người đã tin ở trí thông minh và sức lực của mình, con người đã đứng lên xây dựng một xã hội, một tinh cầu văn minh. Câu tục ngữ trên đã khẳng định điều đó. Dường như mọi tinh hoa, vẻ đẹp đều hội tụ vào con người. Và nó còn đẹp trong lòng yêu thương của mỗi cá nhân. Sự gắn bó đi kèm với ý chí chính là thứ để con người trường tồn cùng thời gian. Con người không chỉ là tâm điểm của trái đất mà còn là tâm điểm của vũ trụ, Từ xa xưa, con người đã biết dựa vào nhau để sống, đã biết trao đổi của cải vật chất. Trải theo cùng năm tháng, thời gian thì những bông hoa đất đó đã tạo nên được những thành tựu như ngày nay. Tất cả những điều đó đều thể hiện con người là ngọn đèn bất diệt.
Không đâu xa lạ, ngay trên đất Việt Nam này, nhân dân ta đã phấn đấu xây dựng đất nước mình suốt từ Bắc chí Nam. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã làm cho đất nước càng tươi đẹp. Nhân dân ta có mối tình cao cả, đoàn kết anh em từ miền ngược tới miền xuôi. Các Vua Hùng có công dựng nước, nhân dân mọi thời có công giữ nước. Những vị danh nhân, những nhà thành đạt toả sáng trên đường đời. Những điều đó phần nào đã làm sáng tỏ được câu tục ngữ trên.
Thời xưa ông cha ta có những lối suy nghĩ và câu từ giản dị nhưng nó chứa đựng biết bao nhiêu điều mà khiến chúng ta ngày nay thấm thía, cảm nhận mãi mà vẫn chưa thể lĩnh hội hết được. Câu tục ngữ trên là một điển hình rõ nét. Có thể nói câu tục ngữ này mang nhiều ý tứ sâu xa nhưng đúc kết lại bài học của nó là sự trân trọng về giá trị con người. Đó không chỉ là một lời ca ngợi mà còn là một sự khẳng định, một luận điểm đúng đắn sôi nổi thu hút nhiều suy nghĩ của những người xung quanh.
Dân gian ta có câu “Người ta là hoa đất”. Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ câu tục ngữ trên – Bài làm 2
Con người có giá trị là một con người có phẩm chất tốt đẹp từ trong ra ngoài. Nó mang một nghĩa sâu rộng là một hương hoa tiết ngọc của thiên nhiện. Nhưng con người ở đây được hiểu là một hương hoa tỏa sáng cho đời.
Câu tục ngữ đã nói lên giá trị của con người bằng cách sữ dụng những hình ảnh của thiên nhiên đầy màu sắc. cái quan tâm đầu tiên đó là con người, đã được câu tục ngữ nhấn mạnh bằng hương sắc của thiên nhiên và nó được nâng cao quý trọng. với danh từ này, con người đã được nhân hóa thành những vật cao quý có giá trị muôn đời.
Các hình ảnh được câu tục ngữ ẩn dụ tạo nên pháp biến hình muôn màu sắc. mới đầu con người được ví như là hoa. Hoa ở đây mà một loại có hương thơm tỏa ngát, nhẹ nhàng trong lành bên những bầu không khí đầy gợi cảm . ở đây con người được ẩn dụ vậy làm cho con người thêm có giá trị, con người đã được nâng cao, tỏa sáng bằng những hương hoa ngào ngạt đầy gợi cảm.
Hình ảnh thứ hai con người được ví như là đất. ở đây có nghĩa là con ngừi có thể làm ra tất cả. con người còn là có thể mọi vật sẽ được tươi tốt hơn. Nếu con gười mất rồi thì cái gì cũng không thể làm nên được. người ta có câu: tấc đất tấc vàng. Đất được ví như vàng thì con người có thể nói nói quý giá hơn giá trị của vàng. Bên cạnh đó, câu tục ngữ đã nâng cao giá trị tạo cho con người có một chổ đứng đầy những lý tưởng mang những tầm vóc khác nhau qua từng thời đại.
Câu tục ngữ người ta là hoa đất đã mang một giá trị cao hơn, con người có thể vận dụng những khả năng của mình để tô thắm cho đời. bằng trí thông minh, trí tưởng tượng, bẵng những nét văn hóa đậm đà bản sắc à con ngừi mang lại. giá trị của con người là thế đó. Ông cha ta đã nâng được giá trị của con người, những phẩm chất tốt đẹp nhất.
Qua câu tục ngữ này, ông cha ta muốn khẵng định giá trị của con người trong thiên nhiên trong cuộc sống hiện đại ngày nay bẵng những hình ảnh ẩn dụ mà cụ thể. Đó là những hương hoa tiết ngọc của thiện nhiên. Và kahwngx định được vị thế của con người muốn chúng ta phải tôn trọng người khác như chính bản thân mình. Và nâng niu họ như hoa, như đất.
Đây là một câu tục ngữ có triết lí sâu sắc về con người, về những phẩm giá tốt đẹp của con người. và tầm quan trọng của con người trong thiên nhiên trong xã hội ngày nay.
Dân gian ta có câu “Người ta là hoa đất”. Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ câu tục ngữ trên – Bài làm 3
Có một câu tục ngữ mà chúng ta không nên bỏ qua. Câu tục ngữ nói lên giá trị của con người bằng cách sữ dụng những hình ảnh của thiên nhiên đầy màu sắc. Với giá trị từ thứ tinh hoa nhất. Cái quan tâm đầu tiên cảu nó là con người, đã được câu tục ngữ nhấn mạnh bằng hương sắc của thiên nhiên và nó được nâng cao, khẳng định sự quý trọng. Với danh từ này, con người đã được nhân hóa thành những vật cao quý có giá trị muôn đời.
Câu tục ngữ chỉ có 5 chữ nhưng chứa đựng nhiều hàm ý. Hình ảnh được câu tục ngữ ẩn dụ tạo nên phép biến hình muôn màu sắc. Mới đầu con người được ví như là hoa. Hoa đã đẹp lại còn có hương thơm ngát, nhẹ nhàng trong lành bên những bầu không khí đầy gợi cảm. Con người được ẩn dụ để được nâng cao giá trị, con người đã được nâng lên một tầm mới, tỏa sáng bằng những hương hoa ngào ngạt đầy khuyến rũ mà khó lòng có thể cưỡng lại.
Hình ảnh thứ hai con người được ví tới đó là đất. Đất để sinh tồn, đất là tạo nguồn của sự sống, ở đây nó nghĩa là con người có thể làm nên tất cả, làm cho mọi vật sinh tồn, tươi tốt hơn. Nếu con người không tồn tại thì mọi sự vật trên trái đất là vô nghĩa. Người ta có câu: tấc đất tấc vàng. Đất được ví như vàng thì con người có thể nói còn quý giá hơn cả vàng bạc. Bên cạnh đó, câu tục ngữ đã nâng cao giá trị tạo cho con người có một chổ đứng đầy những lý tưởng mang những tầm vóc khác nhau qua từng thời đại.
Hoa đất chính là mạch sống của đất trời, cũng có thể nói hoa đất chính là con người. Con người là một sinh vật hoàn hảo của vũ trụ. Con người có hình thể, bản năng và trí tuệ – đó chính là thứ vũ khí mạnh nhất. Trí tuệ đã đem lại cho con người sự tìm tòi khám phá, những kiến thức khoa học, những lĩnh vực mới tạo nên những bước ngoặt thành đạt thật đáng khâm phục. Con người có thể xây nên những toà tháp có giá trị cả về kinh tế lẫn lịch sử, những máy móc hiện đại để phục vụ con người và những thứ tưởng chừng không thể tồn tại mà qua bàn tay khối óc của con người nó lại được tạo nên. Những nền văn minh từ cổ đại tới hiện đại đều do một tay con người tạo ra.
Trong quá trình đấu tranh thiên nhiên, bạt núi, ngăn sông, khai khẩn đất hoang, con người đã tin ở trí thông minh và sức lực của mình, con người đã đứng lên xây dựng một xã hội, một tinh cầu văn minh. Câu tục ngữ trên đã khẳng định điều đó. Dường như mọi tinh hoa, vẻ đẹp đều hội tụ vào con người. Và nó còn đẹp trong lòng yêu thương của mỗi cá nhân. Sự gắn bó đi kèm với ý chí chính là thứ để con người trường tồn cùng thời gian. Con người không chỉ là tâm điểm của trái đất mà còn là tâm điểm của vũ trụ, Từ xa xưa, con người đã biết dựa vào nhau để sống, đã biết trao đổi của cải vật chất. Trải theo cùng năm tháng, thời gian thì những bông hoa đất đó đã tạo nên được những thành tựu vĩ đại như ngày nay. Tất cả những điều đó đều thể hiện con người là ngọn đèn bất diệt.
Câu tục ngữ người ta là hoa đất đã mang một giá trị cao hơn, con người có thể vận dụng những khả năng của mình để tô thắm cho đời. Bằng trí thông minh, trí tưởng tượng, bằng những nét văn hóa đậm đà bản sắc mà con người mang lại. Giá trị của con người cảm tưởng không có câu từ nào diễn tả hết được. Ông cha ta đã nâng được giá trị của con người, những phẩm chất tốt đẹp nhất. Thấy được giá trị bản thân để con người sống có mục đích, ước mơ hoài bão và sự cố gắng càng nhiều hơn.
Qua câu tục ngữ này, ông cha ta muốn khẵng định giá trị của con người trong thiên nhiên trong cuộc sống hiện đại ngày nay bẵng những hình ảnh ẩn dụ mà cụ thể. Đó là những hương hoa tiết ngọc của thiên nhiên. Và khẳng định được vị thế của con người muốn chúng ta phải tôn trọng người khác như chính bản thân mình. Và nâng niu họ, nâng niu bản thân mình như hoa, như đất.