Suy nghĩ về lời dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” – Bài làm 1
Một vấn đề được Bác Hồ quan tâm đặc biệt là sự nghiệp trồng cây, trồng người: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Rięng về việc trồng cây, vào khoảng giữa năm 1959, Bác viết bài thơ kêu gọi nông dân trồng cây.
“Muốn làm nhà cửa tốt
Phải ra sức trồng cây
Chúng ta chuẩn bị từ nay
Dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nha”
Sau đó, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng và đón Tết âm lịch, Bác Hồ chính thức phát động phong trŕo Tết trồng cây trong cả nước. Phong trào diễn ra trong vòng 1 tháng từ 6/1 đến 6/2/1960.
“Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Kể từ khi phát động phong trào cho đến khi Bác qua đời, mỗi năm cứ khi tết đến, xuân về Bác đều tự měnh trồng cây trong Phủ chủ tịch để lŕm gương. Trực tiếp kêu gọi, theo dõi, nhắc nhở, động viên, vận động phong trào. Và không biết tự khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về.
Xã hội hiện đại lŕ xã hội điện tử, tin học và công nghệ. Nhưng phía sau nó, xã hội hiện đại lại thải ra một lượng chất thải khổng lồ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước, thức ăn… ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe con người, thě việc trồng cây là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi ban ngành… đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở, những nơi công cộng để bảo vệ môi trường. Đúng như những điều Bác đă dạy trong lời phát động Tết trồng cây khi xưa: “Miền Bắc có độ 14 triệu người, trong số đó độ 3 triệu trẻ em thơ ấu, 1 triệu người từ 8 tuổi trở lęn đều có thể trồng cây… Như vậy, mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây” thě chẳng mấy chốc đất nước ta sẽ phủ xanh đất trống đồi trọc, không những lŕm cho quang cảnh môi trường ngày càng cải thiện tốt hơn mà còn phát huy tác dụng tích cực của cây trong việc cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, nếu hiểu lễ phát động Tết trồng cây của Bác ở khía cạnh văn hóa thě lại thấy một ý nghĩa sâu sắc khác nữa trong lời dạy của Người. Chúng ta đều biết rằng, đất nước chúng ta lŕ đất nước nông nghiệp, cây cỏ thięn nhiên gắn chặt với đời sống lao động, đời sống chiến đấu của người dân. Chính vě vậy, cây cỏ thiên nhiên trở thành biểu tượng cao đẹp cho tinh thần quật khởi của người Việt Nam. Cây tre là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của người miền Bắc, cây dừa là hình ảnh của đồng bào miền Nam giữ vững thành đồng Tổ quốc, cây cao su là sự dẻo dai bền bỉ của buôn làng Tây Nguyên chống Pháp… chỉ cần nhắc đến những loại cây ấy thôi cũng dễ khiến cho ta hình dung ra cuộc kháng chiến nhân dân vĩ đại của dân tộc. Ngoài ra, mỗi loại cây còn tượng trưng cho một vùng quê, một tỉnh khác nhau: cây nhãn Hưng Yên, cây vải Lục Ngạn, cây bưởi Đoan Hùng, cây cọ Vĩnh Phú, cây chôm chôm Cần Thơ… Còn phải kể đến, cây cỏ gắn với cuộc sống của từng người. Dường như trong ký ức của mỗi con người, trong những kỷ niệm của thời gian luôn gắn chặt với nhiều loài cây cỏ thiên nhiên. Ví dụ cây me, cây sấu gợi nhắc về tuổi ấu thơ trong trắng, mộng mơ, nghịch ngợm; cây phượng hồng, cây bằng lăng kỷ niệm của tuổi học trň; cành đào Tây Bắc, cành mai vàng xứ Huế gắn chặt với tết, cây đa, cây gạo là hình ảnh của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam… Mỗi khi chúng ta trồng một cây xanh và chăm sóc nó sinh trưởng phát triển là ta đang tự làm phong phú cho đất nước, giữ một mầm xanh trong tâm hồn chúng ta và reo mầm xanh trong tâm hồn thế hệ tương lai.
Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương ta. Nhớ lại lời dạy của Người năm xưa, chúng ta càng thấy thấm thía. Những lời phát động đó cách đây hŕng thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi của thời gian, nó không những cňn nguyên giá trị, mà càng ngày chúng ta càng hiểu được nhiều ý nghĩa sâu xa của nó.
Suy nghĩ về lời dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” – Bài làm 2
Bác Hồ là vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc, Bác dành thời gian quan tâm tới mọi mặt trong đời sống xã hội của con người. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc, Bác Hồ vẫn kêu gọi nhân dân trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước. Bác viết:
“Mùa xuân là Tết trồng cây,
làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Khi đất nước còn đang chịu sự tàn phá của chiến tranh, Bác có rất nhiều việc phải chuẩn bị cho cuộc chiến nhưng Bác vẫn dành thời gian theo dõi, động viên, cổ vũ phong trào Tết trồng cây. Vào năm 1960, phong trào tết trồng cây bắt đầu được phát động. Những năm sau đó, cứ mỗi độ xuân về, Bác vừa viết báo nhắc nhở nhân dân thực hiện Tết trồng cây, vừa đi thăm và tham gia trồng cây cùng với nhân dân. Bác đã chỉ ra cho nhân dân biết “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của việc trồng cây gây rừng, “đồng bào các địa phương phải biến đồi trọc thành vườn cây”.
Trong thời khắc quan trọng của đất nước, và đến cuối đời tự tay Bác đã trồng nhiều cây đa mà nhân dân ta thường gọi bằng cái tên trìu mến “Cây đa Bác Hồ”. Nếu chúng ta có dịp đến thăm khu nhà của Bác, ta sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp với vườn cây aao cá của Bác. Bác đã dành thời gian trồng và chăm sóc cây như chăm sóc con người.
Bác coi việc trồng cây là nghi lễ quan trọng không thể thiếu khi Người đến thăm nước bạn hoặc tiếp đón các nguyên thủ quốc gia khác đến thăm Việt Nam. Những cây kỉ niệm đó cứ lớn lên theo thời gian, không chỉ thể hiện của tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới mà còn thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
Bác quan tâm tới thiên nhiên và cây cối như quan tâm vận mệnh của dân tộc, bởi vậy trong di chúc Người để lại, Bác viết: “Nếu có kế hoạch trồng cây trên đồi, ai đến thăm thì trồng 1 cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”.
Bác muốn cho thế hệ con cháu hiểu được rằng, con người sống không thể tách rời khỏi thiên nhiên, không thể thiếu trời mây, cây cỏ, phải biết giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng. Với những giá trị to lớn của thiên nhiên, mỗi chúng ta phải bảo vệ rừng như bảo vệ ngôi nhà của chính mình vậy.
Với sự phát triển của xã hội, rừng và thiên nhiên xung quanh con người đang bị hủy hoại, việc trồng và bảo vệ rừng có thể chống nguy cơ thay đổi khí hậu thì lời dạy của Người càng có ý nghĩa biết bao.
Vào mỗi dịp xuân về lời dạy của Bác “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, lại âm vang khắp non song đất nước, người người nhà nhà lại náo nức tham gia vào tết trồng cây của dân tộc. Tết trồng cây hàng năm trở thành phong trào không thể thiếu trên khắp đất nước, nó không chỉ thể hiện sự quan tâm của con người với môi trường mà còn là dịp để con cháu tưởng nhớ tới Bác. Và không biết tự khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về.
Ngày nay khi môi trường ngày càng ô nhiễm, trồng cây càng trở nên có ý nghĩa với con người. Mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi ban ngành… đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở, những nơi công cộng để bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta.
Suy nghĩ về lời dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” – Bài làm 3
Mỗi khi Tết đến, xuân về, cây cối lại đâm chồi nảy lộc, hoa cỏ tốt tươi. Lòng mỗi người phơi phơi đón mùa xuân về và không quên hưởng ứng phong trào “trồng cây xanh” theo lời dạy của Bác Hồ:
“Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, thời tiết ấm áp muôn hoa đua nở, cây cối tốt tươi chứ không còn nghèo nàn, khẳng khiu như mùa đông giá lạnh nữa. Thời tiết thuận lợi, kèm theo có những cơn mưa xuân đầu mùa là thời điểm thích hợp để trồng cây xanh, trồng cây vào mùa xuân cây cối sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển. Đó chính là lý do mà Bác cho rằng mùa xuân là mùa để trồng cây.
Nhưng ở câu thơ thứ hai từ “xuân” ở đây không còn là từ “xuân” để chỉ mùa bắt đầu của một năm nữa mà từ “xuân” trong “làm cho đất nước càng ngày càng xuân” là để chỉ sự tươi đẹp, giàu có, tươi mới của đất nước. Vậy việc trồng cây vào mùa xuân có liên quan gì đến sự giàu đẹp của đất nước? Chúng ta cần tìm hiểu về vai trò của cây xanh trong đời sống con người và sự phát triển của đất nước. Cây xanh trong quá trình quang hợp đã thải ra khí ô xi – một loại khí rất cần thiết cho sự sống của con người và hút vào khí các bô níc – một loại khí gây ô nhiễm môi trường nhờ vậy mà vai trò to lớn của cây xanh là giúp điều hòa khí hậu, con người luôn được sống và làm việc trong một bầu không khí trong lành.
Ở đây Bác muốn nhấn mạnh đất nước tươi đẹp không chỉ ở sự giàu có về cơ sở vật chất mà còn là sự trù phú của của muôn loài, là sự trong lành trong môi trường mà chúng ta đang sống. Vai trò của cây xanh không chỉ dừng lại ở đó, thực tiễn cho thấy những nơi nào việc chặt phá rừng xảy ra phổ biến thì những nơi đó hay xảy ra các thiên tai như lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất…ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của những người dân vùng đó. Vì vây việc trồng nhiều cây xanh, đặc biệt là những nơi hay xảy ra lũ quét có ý nghĩa vô cùng to lớn, làm hạn chế các thiên tai vào đất liền. Trồng nhiều cây tạo thành rừng còn là nơi sinh sống, cư trú của rất nhiều loài động vật, đặc biệt là những động vật quý hiếm, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú của giới sinh vật nước ta. Không chỉ vậy cây xanh còn góp phần phát triển kinh tế đất nước thông qua việc cung cấp một lượng gỗ lớn để sản xuất các đồ dùng mĩ nghệ và công nghiệp sản xuất giấy. Phân tích vai trò của cây xanh ta mới hiểu rõ ý của Bác qua hai câu thơ.
Bác đã lấy việc trồng cây xanh vào mùa xuân làm cơ sở để tạo nên “mùa xuân” của đất nước. Đây là một lời dạy quý báu và ngày nay chúng ta vẫn ghi nhớ lời căn dặn ấy thông qua các hoạt động thực tiễn như ngày hội trồng cây xanh ở các cơ quan, trường học góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo nên sự trong lành của bầu không khí.
Bác Hồ – vị cha già vĩ đại của cả dân tộc đã để lại cho chúng ta những lời dạy quý báu, một trong số đó là việc trồng cây vào mùa xuân để từ đó làm nên mùa xuân của đất nước.
Suy nghĩ về lời dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” – Bài làm 4
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Cứ mồi lần đọc Câu thơ này của Bác em lại tưởng tượng trước mắt em một khung cảnh mùa xuân xanh tươi, khắp nơi cây cối đang rung rinh chào đón mùa xuân về. Đó là mùa xuân gợi cho ta cảm giác tự do, ấm no, hạnh phúc. Và có lẽ thấy được ý nghĩa của mỗi mùa xuân đó mà Bác Hồ của chúng ta đã viết hai câu thơ này để cho những ngày xuân trở thành ngày hội tràn đầy không khí tươi vui, rộn ràng.
Đọc hai câu thơ này ta hiểu rằng Bác Hồ muốn khuyên chúng ta cứ mỗi năm khi tết đến xuân về, nhân dân nên cùng nhau trồng cây. Cây có thể được trồng ở các trường học, ở các cơ quan, ở các đường phố và các ngọn đồi còn chưa được phủ màu xanh. Bởi chúng ta thấy rằng đây là một việc làm có ý nghĩa vổ cùng to lớn.
Trước hết việc tổ chức trồng cây sẽ tạo không khí vui tươi phấn khởi cho tất cả mọi người, con người như được hoà nhập với thiên nhiên. Hơn thế mọi có dịp được gần gũi nhau, chan hòa thân ái vì lợi ích chung cho xã hội.
Đặc biệt khi mọi người cùng tham gia trồng cây thì ý thức của mọi người đối với thiên nhiên sẽ cao hơn, mọi người sẽ tự cảm nhận được nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ, giữ gìn cây cối là phong phú thêm cho thiên nhiên.
Hoạt động trồng cây hàng năm diễn ra đã góp mọt phần không nhỏ vào việc cải tạo đất trống đồi trọc, tránh hiện tượng lũ lụt làm trôi sạt đất, hơn thế còn tạo thành những bức tường vững chắc chắn nước lũ tràn về làm ngập lụt các thôn xóm, phố phường, tránh cho con người những ta họa khủng khiếp khôn lường. Cây đã đem đến cho chúng ta cuộc sống bình yên trước những thiên tai bất thường thường xảy ra hàng năm. Cây cối còn góp phần làm cho thiên nhiên thêm tươi đẹp bởi nhìn khắp nơi ta đều thấy một màu xanh bát ngát, một màu xanh bình yên. Những mảnh đất của chúng ta sẽ trở nên màu mỡ hơn dưới hàng cây xanh thắm bởi cây ngăn chặn đất bị xói mòn biến vùng đất khô cằn thành vùng đất trù phú, phì nhiêu.
Ngoài ra cây xanh còn cung cấp cho ta nguyên vật liệu để ta có thể làm ra các vật dụng phục vụ cuộc sống hàng ngày như bàn, ghế, giường, tủ… đến các công trình vượt đại dương như các loại tàu biển.
Và đặc biệt cây xanh còn có lác dụng to lớn rất thiết thực đối với con người đó là nó tạo cho chúng ta một bầu không khí trong lành, bởi chúng ta biết rằng cây xanh là chiếc máy lọc không khí tốt nhất. Trái đất của chúng ta sẽ bị hủy diệt nếu trên trái đất này vắng bóng cây xanh.
Rừng cây xanh còn là nơi du lịch sinh thái lí tưởng để con người được thư thái sau những ngày lao động vất vả. Nếu trong những ngày hè nóng bức mà ta được đi dưới tán cây rừng mát rượi và nghe tiếng gió hát rì rào ở trên cao kia thì thật thú vị biết bao. Tâm hồn ta sỗ trở nên nhẹ nhàng, bay bổng thanh thoát.
Như vậy việc thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu của chúng ta là rất cần thiết. Bởi đất nước ta sẽ trở nên tươi đẹp và tràn đầy sức sống dưới màu xanh thân yêu. Là những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường em cũng hiểu rằng mỗi chúng em cần có ý thức hơn nữa trong việc chăm sóc cây xanh và cần có trách nhiệm nhắc nhở mọi người hãy cùng chung ý thức giữ gìn thành phố xanh sạch đẹp để bảo vệ môi trường sinh thái nói chung và sức khỏe mỗi người nói riêng.
Suy nghĩ về lời dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” – Bài làm 5
Cứ mỗi độ xuân về, muôn hoa đua nở, mọi người lại nô nức chuẩn bị cho Tết trồng cây. Từ trường học, công sở cho đến các đường phố, đâu đâu cũng có kế hoạch trồng cây xanh. Trong những ngày này, chúng ta lại tưởng nhớ đến lời khuyên răn dạy bảo của Bác Hồ:
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Mùa xuân là mùa muôn hoa đua nở, cây cối xanh tươi. Bởi vậy mùa xuân là mùa thích hợp cho cây trồng phát triển. Bác Hồ rất quan tâm đến vấn đề môi trường trong tương lai, vì vậy Bác đã nhắc nhở mọi người phải trồng cây để cải tạo môi trường. Cây trồng giúp con người có bầu không khí trong lành để sông khỏe mạnh; cây xanh làm đẹp con người, làm đẹp đất nước. Bác khuyên mọi người phải trồng cây vào mùa xuân không chỉ để cho cây tươi xanh và nhanh chóng phát triển mà còn là vì mùa xuân là mùa bắt đầu một năm mới, sau một năm làm việc mệt nhọc, con người ta cũng nên trồng một cây xanh để tô điểm cho cuộc sống, kéo thiên nhiên đến gần với ta hơn, làm dịu đi những căng thẳng của những ngày làm việc miệt mài.
Bác nói: “Mùa xuân là Tết trồng cây”, theo em nghĩ không chỉ là trồng cây trong mấy ngày Tết, mà cả mùa xuân là Tết của việc trồng cây. Chữ “Tết” cũng gợi lên một không khí sôi động, vui vẻ khi làm công việc này, (người ta thường nói “vui như Tết” mà! ). Bác Hồ đã biến một công việc vốn đã có ý nghĩa, lại càng có ý nghĩa khi gắn cho nó không khí của một Hội xuân – Hội trồng cây. Và từ những năm sáu mươi của thế kỉ này, Tết trồng cây đã trở thành một phong tục mới của ngày xuân dân tộc.
Và Bác Hồ nói rõ mục đích của Tết trồng cây là “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Từ “xuân” ở câu sau không giốngnhư ở câu đầu, nó không chỉ mang ý nghĩa là một mùa trong năm, mà nó còn có ý nghĩa là sự tươi trẻ, là sức sống của đất nước. Nhắc đến mùa xuân, người ta thường nghĩ tới một màu xanh. Chữ “xuân” trong câu sau tuy không mang nghĩa là mùa xuân, nhưng cái xanh, cái đẹp của mùa xuân đều chứa đựng trong đó. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh tươi, thì đất nước sẽ xanh tươi, khấp nơi sẽ tràn đầy sự sống chứ không tàn lụi vì thiếu màu xanh.
Chúng ta đã* biết thế nào là đất nước xuân.Vậy thì tại sao trồng cây lại làm cho đất nước xuân?Trước hết là vì cây sẽ làm cho môi trường trong sạch. Ngày ngày chúng ta thở ra khí các-bon-nic, hít khí ô-xi còn cây xanh thì lại hút khí các-bon-nic, nhả khí ô-xi, nhờ vậy mà con người cùng các loại động vật mới có thể tồn tại và phát triển. Cây còn như những cái máy hút bụi khổng lồ, làm việc âm ỉ, thầm lặng. Hàng ngày các nhà máy, các phương tiện giao thông thải ra biết bao là bụi bặm. Cây giúp ta thanh lọc phần nào những phế thải đó, lấy lại sự trong lành cho không khí quanh ta. Vào mùa mưa lũ, bão giông, nếu không có những cây chấn gió, chắn nước lũ, thì biết bao nhiêu nhà cửa ruộng vườn sẽ bị cuốn trôi, đánh sập. Những hàng cây như những bức tường vững chắc chắn gió bão, lụt lội, những thảm họa khôn lường cho loài người.
Chính vì thế, nếu không có cây xanh quanh ta thì chúng ta khó có thể tồn tại một cách yên ổn và khỏe mạnh được. Chúng ta sẽ thiếu ô-xi để thở, không khí bị ô nhiễm sẽ bao trùm chúng ta, sóng bão sẽ nhấn chìm và hủy diệt sự sống. Vì vậy, ngày nay vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng trở nên rất cấp thiết đối với toàn nhân loại. Ba bôn chục năm trước Bác Hồ đã chăm lo đến điều này bằng việc hô hào toàn dân thực hiện Tết trồng cây, Bác quả là người có tầm nhìn rất xa, rất sáng suốt.
Muôn thực hiện được lời Bác Hồ dạy, chúng ta phải biết nỗ lực thực hiện tốt những luật lệ bảo vệ môi trường. Pháp luật phải đưa ra những bộ luật về bảo vệ môi trường và những hình phạt nghiêm khắc với những kẻ cố tình hủy hoại môi trường nhằm kiếm lời cho bản thân: Từ học sinh đến những người lớn tuổi phải biết kết hợp chăm sóc và bảo vệ cây xanh; quy định những nơi trồng cây, tạo thêm nhiều rừng mới ởvùng trung du, vùng núi; tạo thêm nhiều công viên cây xanh ởvùng đô thị. Học sinh thì phải tự tạo ra vườn hoa, chậu cảnh ởnhà và ởtrường. Đồng thời, tự giác và nhắc nhở các bạn tôn trọng và tuân theo những quy định về bảo vệ cây xanh. Mỗi người đều phải đóng góp nào việc phủ xanh đất nước, tùy theo sức của mình. Chỉ có như thế chúng ta mới có thể có được cuộc sống “xanh – sạch – đẹp”.
Bác ơi! Lời dạy của Bác đã đi sâu vào tâm trí của chúng cháu. Cùng với tất cả nhân dân Việt Nam, chúng cháu đã cố gắng thường xuyên tổ chức Tết trồng cây vào mùa xuân và chăm sóc cây suốt các ngày trong năm. Việc bảo vệ môi trường được đưa lên các phương tiện truyền thông như báo, đài. Điều đó đã giúp mọi người hiểu được ý nghĩa to lớn của việc trồng cây.
Mùa xuân này cũng như bao mùa xuân trước, khắp nơi trên đất nước ta đã nhớ lời dạy của Bác rầm rộ tổ chức Tết trồng cây. Trên các cao nguyên, núi cao, nhà nước khuyến khích giao đất, giao rừng cho dân, nên ai cũng nỗ lực chăm sóc, bảo vệ cây và trồng thêm cây mới. Ngoại vi các thành phố thì phát triển vườn cây ăn quả. Khắp các đường phố Thủ đô Hà Nội, các hàng cây xanhluôn được chăm sóc không những bởi bàn tay các cô chú công nhân, mà còn bởi bàn tay các người dân nữa. Vì những cây nào ở trước nhà ai thì nhà đó đều thực hiện đúng cam kết với phố phường, không để con em mình vin cây bẻ lá.
Chính phù ta cũng rất lưu ý đến việc bảo vệ rừng. Chính phủ có nhiều biện pháp để ngăn chặn việc chặt phá cây bừa bãi trong rừng, cố gắng gìn giữ, chăm sóc những rừng nguyên sinh còn tồn tại.
Các trường đều tổ chức rất nhiều hình thức tham gia Tết trồng cây cho học sinh. Nào là đi cổ động cho thành phố luôn xanh – sạch – đẹp, nào là phong trào “Em chăm hàng cây đường phố trường em”. Bây giờ không còn hiện tượng trèo cây, đu cây, bẻ cành, ngất hoa nữa. Mọi học sinh đều có ý thức giữ gìn, vì thế vườn trường luôn xanh tươi, rực rỡ với nhiều loại hoa đẹp, cây xanh sân trường tỏa bóng mát.
Tuỳ nhiên vẫn còn một số người đi ngược lại với lợi ích chung. Ho chỉ biết cái lợi trước mắt mà không cần biết đến cái hại lâu dài. Tóm lại, câu nói của Bác đã thức tỉnh chúng ta, cho chúng ta thấy được ý nghĩa quan trọng của việc trồng cây, và càng ngày ý nghĩa của nó lại càng tăng cao hơn. Môi
trường càng bị hủy hoại, rừng cây bị phá, bị đốt thì vấn đề thực hiện lời Bác Hồ nói hơn ba mươi năm trước đây lại nàng cấp thiết. Là học sinh, chúng ta cũng cần có trách nhiệm về việc này.
Suy nghĩ về lời dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” – Bài làm 6
Mùa xuân là mùa của sự sống, mùa của cây cối đâm trồi nảy lộc, mùa của trăm hoa khoe sắc rực rỡ nhất. Vì vậy, vào mùa xuân người ta thường trồng cây, bởi đây là mùa thích hợp để cho cây cối sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất, nên Bác Hồ vĩ đại của chúng ta còn gọi mùa xuân là Tết trồng cây. Bác còn có một câu nói đầy ý nghĩa mùa trồng cây này: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Câu nói của Bác không chỉ thể hiện được sự quan tâm của Người đến mùa xuân của đất nước mà còn thể hiện được tầm hiểu biết về vạn vật, vũ trụ , một tầm nhìn sâu rộng về vai trò của cây cối đối với sự sống của con người nói chung, về con người Việt Nam nói riêng.
Mùa xuân là mùa của những cơn mưa phùn nhẹ, tiết trời trong lành mà ẩm ướt. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để các loài cây cối, thực vật được hồi sinh sức sống, phát triển mạnh mẽ sau một mùa đông dài giá rét, cằn cỗi. Đây cũng là một quy luật của tự nhiên, đất trời. Bước vào mùa thu, cây cối bắt đầu trút từng chiếc lá khỏi cành, chỉ trơ lại những cành cây khô khẳng khiu chống chọi với một mùa đông đầy giá rét. Tuy nhiên, khi tiết trời lập xuân thì những cây này lại bắt đầu đâm chồi nảy lộc, phát triển những cành lá xanh mướt, mọi loài thực vật đều căng tràn sức sống. Cũng có lẽ vì mùa xuân mang đặc điểm ấy mà Bác Hồ của chúng ta gọi mùa xuân với cái tên đầy thân mật là Tết trồng cây.
Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là người cha già của dân tộc Việt Nam. Với địa vị của một vị lãnh tụ, Bác đã phải lo trăm công ngàn việc, giải quyết biết bao chuyện bộn bề của chính sự, của Cách mạng. Nhưng Bác luôn dành những khoảng thời gian quý báu của mình để vận động người dân trồng cây mùa xuân. Và câu nói “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” cũng được ra đời trong những lần vận động ấy. Bác Hồ phát động toàn dân trồng cây vào mùa xuân hoàn toàn không phải xuất phát từ mục đích cá nhân của Bác. Bác là người biết nhìn xa trông rộng, việc trồng cây hoàn toàn là vì một tương lai tốt đẹp của toàn dân. Nghĩa là Bác căn cứ vào cơ sở khoa học để thực hiện những cuộc vận động đầy ý nghĩa này. Như chúng ta đã biết, cây cối thực vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người. Cây xanh cung cấp cho con người nguồn ô xi, lọc xạch không khí, điều tiết khí hậu, điều tiết dòng chảy của sông ngòi, chống xói mòn mỗi khi có bão lũ xảy ra…
Xuất phát từ vai trờ thiết yêu của cây xanh đối với cuộc sống của con người. Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào trồng cây. Đặc biệt, lời phát động của Bác là vào mùa xuân, là mùa của sinh trưởng, mùa của các loài cây phát triển tươi tốt nhất. Như vậy, Bác Hồ không chỉ quan tâm đến cuộc sống của người dân mà còn am hiểu sâu sắc về đặc tính sinh học, quy luật tự nhiên của các mùa trong năm, để từ đó phát động toàn dân trồng cây. Đây chính là thời điểm thích hợp nhất để trồng cây, không chỉ bởi thời tiết ủng họ, mà mùa xuân cũng là mùa mà con người thảnh thơi, thư thái nhất. Sau cả năm bận rộn với những công việc làm ăn, nhà cửa thì mùa xuân là lúc con người tạm gác lại công việc, rọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để đón tết.
Vì vậy, mùa xuân cũng là lúc con người có thể tham gia tích cực nhất vào phong trào trồng cây. Mùa xuân có thể coi là lúc “Thiên thời_ Địa lợi_ Nhân hòa” thời điểm tập hợp được mọi yếu tố thích hợp để trồng cây. Mùa xuân không chỉ là mùa của tết xum vầy mà còn là mùa của Tết trồng cây. Theo Bác Hồ, trồng cây cũng là “trồng” thễm xuân cho đất trời, cho con người “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Câu nói của Bác quả thực rất ý nghĩa bởi mục đích của hành động trồng cây thật đẹp. Cây cối không chỉ làm cho mùa xuân thêm tươi đẹp, thếm nhựa sống mà còn làm cho cuộc sống của con người trở nên trong lành, tốt đẹp hơn. Vì vậy, câu nói “làm cho đất nước càng ngày càng xuân” của Bác ở đây không chỉ hướng đến cái tươi đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mà “mùa xuân” ở đây là dùng để chỉ sự tươi đẹp, phát triển của đất nước. Nếu mùa xuân thường được các thi sĩ dùng để chỉ tuổi xuân của con người, thì ở đây Bác Hồ dùng nó để chỉ tuổi xuân của đất nước, về sự trường tồn của đất nước.
Như vậy, câu nói “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” của chủ tịch Hồ Chí Minh mang nhiều ý nghĩa lớn lao, không cỉ cho con người mà còn cho sự trường thịnh của đất nước, non sông. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, nền kinh tế tuy phát triển nhanh, nhưng song song với nó là bao nhiêu mặt trái cần khắc phục, một trong số đó là sự ô nhiễm nặng nề của môi trường sống, đe dọa đến sự sống và sự tồn tại của con người. Vì vậy, câu nói của Bác Hồ càng có ý nghĩa đặc biệt trong thời đại ngày nay. Trồng cây góp phần làm cho không khí trong lành, hạn chế được những mặt trái của sự phát triển kinh tế.