Đáp án Đề kiểm tra cuối kì I – Đề 9 – Tiếng Việt 4
Hướng dẫn
ĐÁP ÁN ĐỀ 9
Bài 1: 3 điểm
– Tìm được các từ ghép, từ láy đúng yêu cầu:
+ 4 từ ghép có tiếng xa, gồm: 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, VD: xa lạ, xa vắng (xa gần, gần xa, xa cách, xa lánh, xa rời, xa xưa,…); 2 từ ghép có nghĩa phân loại, VD: xa tít, xa lắc (xa tắp, xa thẳm, xa vời, xa vời vợi,… ).
+ 4 từ ghép có tiếng nhỏ, gồm: 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, VD: nhỏ bé, nhỏ dại (nhỏ nhẹ, nhỏ to, nhỏ yếu,…) ; 2 từ ghép có nghĩa phân loại, VD: nhỏ xíu, nhỏ thó (nhỏ con,…).
+ 2 từ láy có tiếng xa, VD: xa xôi, xa xăm (xa xa, xa xả,…).
+ 2 từ láy có tiếng nhỏ, VD: nhỏ nhắn, nhỏ nhoi(nhỏ nhặt, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen,…).
– Đúng mỗi từ được 0,25 điểm. Đúng toàn bộ cả 12 từ: 3 điểm.
Bài 2 : 1 điểm
– Điền từ thích hợp {đã, đang, sắp) vào chỗ trống như sau:
a) Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy.
b) Thỏ đãmỉm cười và chế diễu Rùa chậm chạp.
c) Bỗng Thỏ nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đãthấy Rùa sắp chạy tới đích.
– Điền đúng mỗi từ được 0,25 điểm. Đúng cả 4 từ: 1 điểm
Bài 3: 2 điểm
– a) Nêu được mục đích của mỗi câu hỏi:
(1) Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như những giọt nước cơ mà?
(Dùng để hỏi)
(2) Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ?
(Dùng để khẳng định)
(3) Tớ nhảy qua con cá chuối bao giờ?
(Dùng để phủ định)
(4) Ông giấu cày mà la to như thế, kẻ gian nó biết chỗ, lấy cày đi thì sao?
(Dùng để thể hiện thái độ chê trách)
(5) Cháu đã biết nấu ăn ngon như thế này từ bao giờ thế?
(Dùng để thể hiện thái độ khen ngợi)
(6) Bạn có thể cho mình mượn hộp bút chì màu một lúc được không?
(Dùng để thể hiện yêu cầu, mong muốn)
b) Viết một câu hỏi không nhằm mục đích để hỏi.
VD:
Cháu có nước da trắng đẹp giống mẹ như thế này sao?
(Dùng để thể hiện thái độ khen ngợi)
– Xác định đúng mục đích của mỗi câu hỏi được 0,25 điểm (đúng cả 6 câu: 1,5 điểm); đặt được câu hỏi đúng yêu cầu đã cho được 0,5 điểm. Đúng toàn bộ cả hai phần (a,b): 2 điểm.
Bài 4: 2 điểm
– Đặt được 4 câu kể Ai làm gì? và thực hiện đúng yêu cầu bài tập. VD:
(1) Các bạn nam / chơi bi.
(2) Các bạn nữ / nhảy dây nhanh thoăn thoắt.
(3) Bạn Hùng và bạn Long / đá cầu rất diệu nghệ.
(4) Linh Hương / ngồi đọc sách say sưa dưới gốc phượng.
– Mỗi câu đúng yêu cầu được 0,5 điểm. Đúng toàn bộ 4 câu: 2 điểm.
* Chú ý: Học sinh đặt câu đúng nhưng không gạch chéo hoặc gạch chéo chưa đúng giữa hai bộ phận CN / VN, không gạch dưới hoặc gạch dưới chưa đúng động từ trong vị ngữ thì bị trừ 0,25 điểm ở mỗi câu.
Bài 5: 2 điểm
– Hiểu được lí do nhà văn Thép Mới tin tưởng rằng hình ảnh cây tre sẽ còn mãi với các em, với đân tộc Việt Nam chúng ta:
+ Cây tre có vẻ đẹp giản dị mà đằm thắm, mang nét đặc trưng của đất nước Việt Nam. Hình ảnh cây tre gắn bó với thiên nhiên và con người Việt Nam từ rất lâu đời, đến hôm nay vẫn còn thân thiết và góp phần tô đẹp thêm môi trường sống của chúng ta.
+ Hình ảnh cây tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam: cần cù, đoàn kết, ngay thẳng,… Hình ảnh búp măng non trên huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tượng trưng cho thế hệ trẻ Việt Nam đang lớn lên, trưởng thành, nối tiếp cha anh xây dựng đất nước hoà bình, hạnh phúc.
– Tuỳ mức độ trình bày, diễn đạt được hai ý cơ bản nói trên, có thẹ cho điểm theo các mức đã nêu ở Đề 1 (Bài 5). Hoặc có thể cho điểm theo từng ý trên, mỗi ý 1 điểm.
Bài 6: 8 điểm
– Dựa vào khổ thơ Bê Vàng đi tìm cỏ… Vẫn gọi hoài: “Bê! Bê!”, tưởng tượng được diễn biến chính của sự việc với những chi tiết cụ thể, sinh động (Bê Vàng đỉ tìm cỏ, quên đường về… ; Dê Trắng thương bạn, đi tìm bạn khắp nơi…). Biết kể lại câu chuyện một cách mạch lạc, theo ba phần của cốt truyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc) ; rõ hình dáng và tính cách của hai nhân vật chính Bê Vàng, Dê Trắng ; câu chuyện nói lên được ý nghĩa: tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng thật sâu nặng và đẹp đẽ. Bài viết có độ dài tối thiểu khoảng 12 câu, đủ 3 phần theo cấu tạo bài văn đã học {mở bài, thân bài, kết bài). Diễn đạt rành mạch, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
– Thang đánh giá, cho điểm tương tự như hướng dẫn ở Đề 1 (Bài 6).
TẢI VỀ TẠI ĐÂY
Tags:Tiếng Việt 4
Theo hoctotnguvan.vn